Học tập đạo đức HCM

Giàu từ kinh giới, tía tô...

Thứ ba - 14/05/2013 20:26
Ở đội 8, xã Thiệu Dương, TP. Thanh Hoá, chị Lê Thị Năm đang ăn nên làm ra với các loại rau gia vị kinh giới, tía tô.

“Là người buôn bán rau, tôi thấy các loại rau gia vị như kinh giới, tía tô bán rất chạy. Đây là những loại rau gia vị thời gian sinh trưởng ngắn, giá bán lại cao, trong khi ở xã Thiệu Dương không có gia đình nào trồng. Năm 2010, tôi dành toàn bộ 1,5 sào đất vườn của gia đình để trồng rau” - chị Năm kể.

Cũng theo chị Năm, khi trồng các loại rau này, chị có thuận lợi đó là đất của gia đình nằm gần sông nên màu mỡ, lại gần nguồn nước tưới, rất phù hợp với trồng kinh giới và tía tô. Điều quan trọng nhất khi trồng các lại rau này, đó là khâu làm đất. Đất phải được cày bừa kỹ và tơi xốp.

Chị Năm đang thu hoạch rau.

Theo chị Năm: Trồng kinh giới, tía tô không mất nhiều công chăm sóc cũng như chi phí đầu tư. Mỗi tháng chỉ cần bón phân 3 lần với các loại phân như đạm (trung bình 2kg/1,5 sào) và tận dụng phân chuồng hoai mục, tiết kiệm được chi phí.

Những loại rau gia vị này rất ít bị sâu bệnh, có chăng chỉ do rệp trắng làm hỏng rau. Chúng rất ưa nước nên chỉ cần tưới đều đặn thì rau sẽ sinh trưởng và phát triển nhanh. Tính từ lúc gieo hạt, sau gần 2 tháng gieo trồng và chăm sóc, chị Năm sẽ thu hoạch một lứa rau. Với 1,5 sào rau, mỗi tháng chị thu hoạch 3 lần, không cần phải thuê lao động.

Ban đầu, chị bán rau ở các chợ cóc, rồi chuyển sang bán ở các chợ đầu mối trong tỉnh. Thấy rau của chị Năm chất lượng tốt, khi chế biến mùi vị rất thơm nên các sạp rau và nhà hàng lớn nhỏ trong thành phố đến đặt hàng ngày càng nhiều. Chị Năm tiết lộ, trung bình mỗi tháng thu nhập từ rau của gia đình chị là 10 triệu đồng. Như vậy, mỗi năm gia đình chị thu hơn 100 triệu đồng. Thấy gia đình chị Năm trồng rau có lãi, nhiều gia đình trong xã đã chuyển sang trồng tía tô, kinh giới...

Theo danviet.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập449
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm448
  • Hôm nay46,202
  • Tháng hiện tại751,315
  • Tổng lượt truy cập90,814,708
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây