Học tập đạo đức HCM

Không ngờ giữa bốn bề nước biển, Phú Quốc lại có loài cá trê độc, lạ

Thứ ba - 13/11/2018 20:29
Cá trê có rất nhiều ở các vùng đồng bằng phù sa nước ngọt . Nhưng giữa hòn đảo bốn bề là nước biển như Phú Quốc mà có cá trê thì mới là độc và lạ. Cá trê suối Phú Quốc hay còn gọi là cá chình suối là loài cá quý hiếm. Loài cá này mới được phát hiện và la loài cá đặc hữu của huyện đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.

Cá trê suối Phú Quốc độc, lạ

Đầu dẹp giống cá trê, nhưng thân mình thon dài như cá chình, lại điểm hoa văn bóng đẹp, thịt béo, dai và thơm ngon hương vị khác lạ... Đó là nhận diện ban đầu về dáng vẻ bên ngoài của cá “trê suối Phú Quốc” (CTSPQ) - loài cá nước ngọt đặc hữu của hòn đảo lớn nhất trong vùng biển Tây Tổ quốc.

 khong ngo giua bon be nuoc bien, phu quoc lai co loai ca tre doc, la hinh anh 1

Cá trê Phú Quốc.

Sẽ càng thú vị hơn khi biết được loài cá độc đáo này chỉ xây “căn cứ địa” ở các đoạn nước chảy mạnh tại các dòng suối bắt nguồn từ 99 ngọn núi huyền thoại trên Đảo Ngọc nên dân địa phương còn gọi đây là cá chình suối Phú Quốc. Còn các chuyên gia thủy sản Việt Nam lại xem đây là phát hiện mới và tin rằng loài cá nước ngọt giữa biển khơi này sẽ tạo ra sự chú ý không thua kém chó xoáy lưng trên Đảo Ngọc (Phú Quốc - Kiên Giang).

 khong ngo giua bon be nuoc bien, phu quoc lai co loai ca tre doc, la hinh anh 2

Cá trê suối Phú Quốc là loài cá suối đặc hữu của Đảo Ngọc.

Th.s Đặng Khánh Hồng - Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh Kiên Giang, người phát hiện và đặt nền móng nghiên cứu CTSPQ - đã thu hút sự chú ý của chúng tôi ngay câu đầu tiên giới thiệu về loài cá này: “Đây là loài cá độc đáo cả về hình thái bên ngoài lẫn đặc tính bên trong”.

Cá trê suối Phú Quốc có gì khác biệt?

Theo Th.s Hồng, về hình thái bên ngoài, CTSPQ có nét giống với cá trê đuôi vẹo niêu (Clarias Nieuhofii) phân bố ở Tây Campuchia, bán đảo Mã Lai, đông nam Thái Lan, Ấn Độ, Lào và Indonesia, tức có chiều dài thân gấp 8 - 9,5 lần chiều cao thân.

Tuy nhiên, giữa chúng lại có sự khác biệt rất tinh tế như chó Phú Quốc có xoáy lưng với chó thường. Trong lúc các vi lưng, vi đuôi và vi hậu môn của C. Nieuhofii gần như dính liền nhau, thì các bộ phận này ở CCSPQ lại có sự tách biệt.

Đặc biệt, hoa văn trên da của CTSPQ cũng đa dạng về chi tiết và màu sắc cũng đậm đà hơn. Nếu ở C. Nieuhofii hoa văn chỉ là những đóm tròn vàng - trắng điểm xuyến trên nền nâu sậm, thì ở CTSPQ có đến 3 màu hoa văn vàng đỏ - trắng - đen và màu sắc của từng loại hoa văn này tương ứng chất lượng, hương vị và sức hấp dẫn khác nhau.

 khong ngo giua bon be nuoc bien, phu quoc lai co loai ca tre doc, la hinh anh 3

Cá trê suối Phú Quốc về hình dáng, màu sắc khác nhiều so với cá trê thông thường.

Cá vàng đỏ, trọng lượng (1 năm tuổi) đạt trên 2,5 kg/con, thịt có mùi thơm đặc trưng. Tương tự, cá màu trắng có trọng lượng lớn hơn, thịt mềm, béo. Riêng cá màu đen, thịt săn chắc nên trọng lượng chỉ đạt khoảng 01kg/con...

Theo các vị cao niên ở Phú Quốc, loài cá này rất tin khôn và hung hãn. Chúng sống ở những các đoạn nước suối chảy xiết nên rất khó săn bắt và khi phát hiện đối tượng xâm phạm “lãnh thổ” là chúng tấn công ngay, kể cả người.

 khong ngo giua bon be nuoc bien, phu quoc lai co loai ca tre doc, la hinh anh 4

Cá trê Phú Quốc chọn nơi suối chảy xiết làm "căn cứ" địa.

 khong ngo giua bon be nuoc bien, phu quoc lai co loai ca tre doc, la hinh anh 5

 khong ngo giua bon be nuoc bien, phu quoc lai co loai ca tre doc, la hinh anh 6

Ở các dòng suối trên Đảo Ngọc là nơi sinh sống, trú ẩn của loài cá trê suối độc, lạ.

Không chỉ độc lạ như sẵn sàng cuốn hút du khách ngay ánh nhìn đầu tiên, mà cá trê suối Phú Quốc còn làm xao xuyến bao lữ khách bởi chất lượng độc đáo của loài cá vừa cho thịt dai nhưng lại vừa có vị béo mềm, thơm ngon rất lạ. Vì vậy nếu khai thác đúng, đây sẽ là sản phẩm ăn nên làm ra cho nền du lịch Phú Quốc.

 khong ngo giua bon be nuoc bien, phu quoc lai co loai ca tre doc, la hinh anh 7

Theo Lục Tùng (Lao Động)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập398
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại804,099
  • Tổng lượt truy cập90,867,492
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây