Học tập đạo đức HCM

Kiếm hơn 200 triệu mỗi năm từ...3 cây cà na Thái ra trái bé tí

Thứ sáu - 26/10/2018 05:10
“Vốn” ban đầu chỉ là 3 gốc cà na Thái trồng bên hiên nhà, anh Nguyễn Văn Nhẫn (ngụ ấp Hòa Thuận, xã Hòa Ninh, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long) đã nhân giống và đem trồng xen canh với nhãn, thế mà đến nay, loại cây ra trái bé tí này giúp gia đình anh có thu nhập ổn định, với 200 trăm triệu đồng/năm.

Trong khi nhiều bà con trên địa bàn các xã cù lao huyện Long Hồ, đắn đo lựa chọn loại cây trồng thay thế cho cây nhãn sau khi dịch bệnh chổi rồng bùng phát thì anh Nguyễn Văn Nhẫn lại chọn cây cà na Thái để gắn bó...

 kiem hon 200 trieu moi nam tu...3 cay ca na thai ra trai be ti hinh anh 1

Anh Nhẫn cho biết, hiện trái cà na Thái có giá từ 30.000- 35.000 đ/kg, trái cà na rất dễ bán.

Anh Nhẫn cho biết, cách đây hơn 10 năm, anh được người quen tặng cho 3 cây cà na giống Thái và đem về trồng bên hiên nhà. Cây cà na phát triển rất mạnh, mặc dù không cần phải chăm sóc hay tưới phân, chỉ sau 1,5 năm đã bắt đầu cho trái rất sai.

“Thu hoạch lứa đầu đem bán người ta mua đến 35.000 đ/ký mà mình không đủ để bán. Trong khi trồng nó thì khỏe dữ lắm, không cần chăm sóc gì hết mà cho trái quanh năm”.

Từ đó, anh Nhẫn đã mạnh dạn nhân thêm hơn 100 cây giống trồng xen canh trong vườn nhãn của gia đình. Anh Nhẫn cho biết, cà na Thái có nhiều đặc điểm nổi trội như trái to, bóng, không chát nên rất được thị trường ưa chuộng.

 kiem hon 200 trieu moi nam tu...3 cay ca na thai ra trai be ti hinh anh 2

Riêng cây giống cà na Thái có giá 25.000- 30.000 đ/cây.

Chính vì lẽ đó mà anh bán hàng rất dễ dàng, thậm chí không cần phải đi chào hàng đã có thương lái chủ động liên hệ để đặt mua. Khách hàng của anh đến từ nhiều tỉnh- thành như Cần Thơ, Đồng Nai, TP Hồ Chí Minh, Bến Tre...

“Khách tự tìm đến nhà mình để xem hàng, về sau thì chỉ cần gọi điện mình sẽ gửi xe. Tiền được tính toán bằng hình thức chuyển khoản”- vừa chọn lọc cà na giao cho khách, anh Nhẫn cười tươi rói kể.

“Giờ có nhiêu hái nhiêu mà không đủ giao cho khách. Người ta mua về chế biến thành các món: mứt, ngâm, đập dập hay ngâm rượu để bán. Theo tình hình này, sắp tới tôi sẽ chuyển sang chuyên canh hoàn toàn cây cà na”- anh Nhẫn cho biết thêm. Bên cạnh việc bán trái cà na, anh Nhẫn cũng chiết cành để bán với giá từ 25.000- 30.000 đ/nhánh.

Song, khoảng 4 năm trở lại đây anh Nhẫn lại tiếp tục mở rộng thêm gần 3 công đất để trồng chuyên canh cây cà na. Với mong muốn đáp ứng đủ cho nhu cầu thị trường ở thời điểm hiện tại.

“Bán nhánh, bán trái vậy một năm mình thu hơn 200 triệu đồng. Tiền thu cũng là tiền lời. Cây cà na Thái này mình chỉ việc bỏ công trồng nó thích hợp với đất thì lớn nhanh, rồi cho trái, không nặng công chăm sóc hay bón phân”- anh Nhẫn bộc bạch.

Khi cuộc sống đã dần ổn định nhờ cây cà na, anh Nhẫn còn hỗ trợ cây giống cho rất nhiều đoàn viên khác trong xã đoàn xã Hòa Ninh. Đồng thời, bao tiêu đầu ra giúp mọi người có thêm nguồn thu nhập.

“Hồi trước thấy tôi trồng cà na, nhiều người cũng thắc mắc trồng cây này bán buôn cho ai. Nhưng tôi không hề nản chí mà quyết tâm trồng và tìm đầu ra cho cây cà na. Giờ mọi việc ổn hết nên cũng muốn giúp cho các anh em khác”- anh Nhẫn bày tỏ.

 kiem hon 200 trieu moi nam tu...3 cay ca na thai ra trai be ti hinh anh 3

Với hơn 400 gốc cà na Thái, anh Nhẫn thu khoảng lợi nhuận 200 triệu đồng/ năm.

Anh Nhẫn đã hỗ trợ hơn 1.000 cây giống và kỹ thuật trồng cho 20 đoàn viên trong xã đoàn xã Hòa Ninh. Đến nay, sau hơn 1 năm thực hiện theo mô hình của anh Nhẫn, các đoàn viên cũng đã tạo ra thêm nguồn thu nhập ổn định cho gia đình.

“Với hơn 80 cây giống cà na Thái được Nhẫn hỗ trợ tôi đem trồng xen canh với cây nhãn, giờ sau hơn 1 năm đã bắt đầu có trái thu hoạch được rồi”- anh Lê Thanh Tùng bộc bạch. Bên cạnh việc bán trái, anh Tùng cũng học hỏi kinh nghiệm chiết cành từ anh Nhẫn để kinh doanh thêm.

“Giờ cây mới cho trái, nên nguồn thu chủ yếu là nhờ bán cành. Một tháng thu khoảng 3 triệu khỏe re. Năm sau cây đủ sức trái sẽ say hơn thì thu nhập ổn hơn nữa”- anh Tùng phấn khởi.

Cây cà na Thái phát triển tốt trên đất cù lao, góp phần cải thiện kinh tế của nhiều hộ gia đình là minh chứng cho tinh thần vượt khó, dám nghĩ dám làm của anh Nhẫn cùng các đoàn viên nơi đây.

Theo Ngọc Liễu-Nguyên Khánh (Báo Vĩnh Long)
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập211
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm208
  • Hôm nay38,962
  • Tháng hiện tại958,632
  • Tổng lượt truy cập91,022,025
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây