Khi mới bắt tay vào nghề, anh Bùi Hoàng Bằng chỉ nuôi thử 1 vèo rắn với diện tích 6m2, đến nay mô hình đã được nhân rộng lên 18 vèo lưới, được đặt trong ao rộng 1.000 m2, với số lượng rắn 1.200 con rắn bố mẹ và rắn hậu bị, 500 con rắn con...
Hiện nay, mỗi năm Anh cung cấp cho thị trường khoảng 6.000 con rắn con với giá bán 50.000 đồng/con và 400 kg rắn thương phẩm với giá 400.000 đồng/kg cho tổng thu nhập 460.000.000 đồng, trừ chi phí còn lợi nhuận gần 400.000.000 đồng/năm.
Anh Bằng cho biết: rắn ri cá thích hợp môi trường, vật dụng nuôi khá đơn giản gồm: vèo lưới, trụ tre (hoặc trụ gỗ khác), lục bình, rau ngổ, dây ni-lông đen, chà tre (hoặc các loại chà khác) là có thể làm nơi cho rắn sinh sống. Bên ngoài vèo nên thả cá sặc hoặc cá mè để làm sạch môi trường nước ao và tận dụng nguồn cá để làm thức ăn cho rắn.
Anh chia sẻ thêm kinh nghiệm: “Điều quan trọng khi nuôi rắn là vèo nuôi phải thoáng, ao mương phải sạch và có nước ra vô thường xuyên. Để tránh hao hụt thì cần phòng chống chuột tấn công làm lủng vèo. Nên để vèo nuôi cách nhau 30 cm và cách bờ ao hơn 40 cm để chuột không nhảy vào vèo”.
Mô hình nuôi rắn ri cá trong vèo rất dễ thực hiện, chỉ cần diện tích nhỏ, chi phí thấp lại cho lợi nhuận cao, có thể áp dụng và nhân rộng cho mọi người, tận dụng thời gian nhàn rỗi để nuôi rắn góp phần tăng thu nhập cho gia đình.
Theo Bùi Văn Học (danviet.vn)
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Kết luận của đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng ban chỉ đạo tỉnh về phát triển khoa học, công nghệ, ĐMST và CĐS
Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị toàn quốc tổng kết các Chương trình mục tiêu quốc gia: xây dựng NTM và giảm nghèo bền vững
Tuyên truyền Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
Triển khai Phong trào thi đua “Cả nước thi đua ĐMST và CĐS” trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
về khoa học công nghệ đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số triển khai Phong trào "Bình dân học vụ số"