I. Giống chim cút
Chim cút giống trứng được nuôi rông rãi là giống chim cút Nhật Bản, tên khoa học là “Corturnix japonica”. Có đặc điểm dễ nuôi, sức khánh bệnh cao, đẻ nhiều trứng và thời gian khai thác dài, nhiều con đẻ trên 300 trứng/năm.
Trên lưng, đầu màu vàng nghệ có các vết sọc đen chạy dọc trên lưng và cánh. Lông bụng, lông cổ dưới ức có màu vàng nhạt.
Chân xám hồng có chấm đen. Mỏ xám đá. Mắt đen, đôi khi có con có màu sắc lạ như hung, đen, trắng. Chim trưởng thành lông ống phủ kín thân; lông lưng, đầu, cổ, đuôi có màu xám lẫn đen.
Chim đực lông mặt cổ dưới diều và ngực có màu vàng nâu lẫn ít trắng. Chim mái màu lông mặt cổ dưới xám lẫn ít đen, lông bụng trắng xám, mỏ đen xám, chân trắng xám và hơi hồng, mắt đen. Chim Cút đực trưởng thành hậu môn có một u lồi, chim mái không có. Chim Cút đực biết gáy còn chim mái không biết gáy. Chim đực bé hơn chim mái (chim mái có khối lượng 197gam, chim đực: 155gam). Năng suất, sản phẩm: Bắt đầu đẻ lúc 39 - 40 ngày tuổi. Sản lượng trứng 260-270 trứng/mái/ năm.
Người ta thường phân biệt giới tính chim cút sau 2 tuần tuổi khi các khác biệt về giới tính bắt đầu được biểu lộ. Thông thường, toàn bộ chim cút đực và chim mái không đạt chuẩn sẽ được nuôi thịt.
II.Chuồng nuôi và dụng cụ
1. Chuồng
- Cách xa khu dân cư, có nguồn nước sạch và chiều dài của chuồng chạy theo hướng mặt trời mọc và lặn.
- Kích thước: chiều rộng< 8m, chiều cao>2,5 m.
- Dùng lưới sắt để ngăn các vách chuồng giữ cho chim và chuột không lọt vào chuồng, nền chuồng bằng xi măng, hơi dốc để dễ dàng vệ sinh, dọn rửa
- Nếu có nhiều dãy chuồng, nên bố trí mỗi chuồng cách nhau 10 m để đảm bảo an toàn dịch bệnh.
2. Lồng :
Nên sử dụng các loại vật liệu sẵn có để tiết kiệm chi phí.
3. Máng uống:
Giai đoạn úm dùng bình nước uống loại nhỏ, tỷ lệ 3 bình/200 con. Sau khi úm xong, thay máng dài ở bên ngoài lồng cho chim uống nước.
4. Máng ăn:
Thời kỳ nuôi con trong lồng úm dùng máng ăn kích cỡ 6x40x2cm, tỷ lệ 3máng/200 con. Sau khi úm xong, thay máng ăn đặt bên ngoài chuồng, mặt trên máng ăn cần có lưới kích cỡ mắt 0.8 x 0.8 cm phủ lên tránh hiện tượng chim bới tung thức ăn lên, làm rơi vãi và tiêu hao thức ăn.
III. Úm Chim con:
Nhiệt độ úm thay đổi theo ngày tuổi:
Khi úm chim non tùy thuộc vào nhiệt độ và thòi tiết để điều chỉnh thời gian úm và nhiệt độ cho phù hợp.
IV. Cho ăn
Lượng thức ăn phụ thuộc vào ngày tuổi và trọng lượng cơ thể
Giai đoạn từ 0-30 ngày tuổi nên cho chim non ăn thức ăn nhiều chất dinh dưỡng, có mùi thơm, dễ tiêu hóa, cho ăn nhiều lần trong ngày.
Giai đoạn 31-42 ngày tuổi, thay đổi dần tỉ lệ thức ăn cho chim cút đẻ và chim non, cho ăn vừa dủ để chim không quá béo và đẻ sớm.
Giai đoạn đẻ, dùng thức ăn cho chim cút đẻ, cho ăn vào ban ngày và ban đêm cần có đủ ánh sáng để chim ăn được nhiều hơn.
V.Chiếu sáng
VI.Phòng dịch bệnh:
Các bệnh thường gặp ở cút: Dịch tả, marek, thương hàn, cầu trùng, coryza
Phòng bênh:
- Mua giống tại nơi tin tưởng
- Giữu gìn vệ sinh và sát trùng định kỳ
- Cách ly
- Làm vacine
VII. Thu hoạch và loại thải
Chim cút bắt đầu đẻ vào 40-45 ngày tuổi, tăng nhanh sau 80-120 ngày tuổi sau đó giảm dần.
Loại thải những con đẻ không đạt khi tỷ lệ đẻ trong đàn giảm còn 70%, loại thải đàn khi tỷ lệ đẻ còn 20-30%.
Theo: thongtinkhcn.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã