Học tập đạo đức HCM

Làm vua chỉ với... 3.000 đồng

Thứ tư - 17/09/2014 23:24
“Mua đi, mua đi, chỉ mất có 3.000 đồng để biết được một món ăn từng được tiến vua”. Tiếng rao độc đáo đã đưa tôi về với vùng SX rau muống tiến vua theo tiêu chuẩn sạch, độc đáo ở xã Hương Ngải (Thạch Thất).

Nói một cách công bằng ra, rau muống tiến vua thực sự phải ở đất Sen Chiểu (Phúc Thọ, Hà Nội). Giống rau ấy tương truyền để được cúng tiến vào trong cung cho ông hoàng, bà chúa xơi phải trồng theo cách đặc biệt. Không trồng trong đất cũng chẳng trồng dưới ao mà trồng ký sinh vào một cái vỏ ốc.

Cứ giết một con ốc nhồi người ta lại cấy một ngọn rau muống vào đó. Cây rau muống sống hoàn toàn nhờ chất dinh dưỡng cũng như nước dịch tiết ra từ thịt con ốc để cuối cùng giòn, ngọt khó thứ rau nào sánh bằng.

Thế rồi giống rau đó được di thực về đất Hương Ngải trong một sự tình cờ. Vốn là xã được thành phố Hà Nội quy hoạch thành vùng SX rau với diện tích lên tới 55 ha, ban đầu HTX Hương Ngải đứng ra thuê 5 ha đất của nông dân với giá 160 kg thóc/sào/năm để thử nghiệm. Thứ rau lúc đầu người ta chọn là giống rau muống cạn của Trung Quốc nhưng đã thất bại hoàn toàn vì ăn nó rất nhạt nên thị trường không chấp nhận.

Sau thất bại đó, nhiều giống rau muống khác cũng được “nâng lên, đặt xuống” để rồi giống rau tiến vua lọt vào “tầm ngắm”.

Rau tiến vua khác với tất cả các loại rau muống cạn, rau muống nước ở chỗ thân, lá rất đặc biệt. Đốt rau ngắn và đều, lá rau hình lá liễu nhỏ với màu trắng xanh. Rau ấy khi đưa vào chế biến vừa giòn, bùi lại ngọt đậm, nước luộc rất xanh và không có vị chát.

Chủ nhiệm HTXNN Hương Ngải, ông Nguyễn Đỗ Ban bảo tôi rằng, rau muống từ xưa đến nay chưa có ai chọn giống cả, nên tiếng là rau tiến vua thật đấy nhưng cũng phân ly lung tung cả. Bởi thế khi đem giống về ông cho bà con xã viên lựa chọn thật kỹ, những cây nào có ngọn màu tía, đốt thân dài, không phải là lá liễu đều bị loại bỏ không thương tiếc.

Rau muống thường được trồng theo phương pháp truyền thống tức là nhân bằng gốc già chứ không phải bằng hạt. Ngày nay chẳng còn ai cầu kỳ đến mức trồng rau trong vỏ ốc nữa, người Hương Ngải canh tác giống rau tiến vua này theo phương pháp bán cạn tức nước vào ra theo đợt.

Để đạt được mục tiêu trên, Chủ nhiệm Nguyễn Đỗ Ban ao ước HTX sẽ được đầu tư những cơ sở hạ tầng thiết yếu cho SX như điện, giếng khoan, hệ thống tưới tiêu, nhà sơ chế, nhà bảo quản...

Họ cho biết nếu lưu nước lâu trong ruộng rau sẽ hay mắc nấm bệnh còn nếu trồng cạn hoàn toàn năng suất cũng như chất lượng sẽ không đạt (nước tưới cho rau toàn bộ là bằng giếng khoan, rất sạch).

Hiện tại rau Hương Ngải được trồng theo quy trình VietGAP và hướng tới sẽ là quy trình hữu cơ, bón phân bằng bột cá, bột xương, sử dụng các loại thuốc BVTV bằng thảo mộc. Hầu hết sản phẩm đều được tiêu thụ theo hình thức hợp đồng từ các bếp ăn tập thể hay cửa hàng giới thiệu sản phẩm với giá bán tại gốc là 11.000 đ/kg mà không bao giờ sợ ế hàng.

Rau muống mùa nóng cứ 15 - 17 ngày một lứa. Hiện mỗi lứa nông dân thu khoảng 1,2 - 1,4 triệu đồng/sào nên thu nhập đạt 20 triệu/sào/năm không phải là chuyện hiếm.

Bắt đầu mùa rét có thể dùng phương pháp che phủ nylon nhưng do thời gian sinh trưởng kéo dài tới 40 ngày/lứa, chất lượng không bằng mùa hè (Rau muống tháng chín, nhịn cho mẹ chồng) nên vụ đông ở Hương Ngải rau muống được thay thế bằng bí xanh, khoai tây. Đây là cách xoay vòng để vừa tăng hiệu quả kinh tế lại vừa cắt mầm sâu bệnh lưu cữu trên rau.

Nhờ trồng rau, HTX Hương Ngải đang thu hút 30 lao động thường xuyên, ngày làm 8 tiếng, mỗi công được trả 80.000 đồng, được đóng bảo hiểm y tế. Trong một định hướng không xa, Hương Ngải sẽ phát triển khoảng 20 - 30 ha rau muống tiến vua.

Chuyện đăng ký thương hiệu cũng đã được tính đến. Khi đó ở đây hình thành nên một tầng lớp công nhân nông nghiệp, được đóng bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội để họ thêm gắn bó với loại cây trồng độc đáo này.

Theo nongnghiep.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập186
  • Hôm nay19,326
  • Tháng hiện tại925,428
  • Tổng lượt truy cập90,988,821
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây