Choạc choạc có nhiều tên gọi khác nhau như: chẫu chuộc, chão chuộc hay chẫu chàng…Tùy theo từng vùng miền mà nó có tên gọi khác nhau. Choạc choạc thường sống ở những nơi có các hốc đá, bụi cây ẩm thấp ven sông, suối…
Ban ngày choạc choạc trốn ở trong các hang hốc, ban đêm chúng mới ra kiếm ăn. Vì thế, trời vừa sụp tối cũng là lúc các tay ‘săn’ bắt đầu cho cuộc hành trình thâu đêm căng mắt trên để bắt choạc choạc mưu sinh. Dụng cụ để hành nghề cũng đơn giản như bắt ếch, nhái. Chỉ cần một chiếc đèn pin thật sáng. một chiếc vợt lưới và một chiếc túi để đựng ‘chiến lợi phẩm’. Mỗi tốp thường đi 2 người, người soi và người bắt.
Choạc choạc-"Vũ nữ chân dài" thường sống trong các tán cây, bụi rậm, hốc đá ven sông, suối.
Có đi theo những người bắt choạc choạc, mới thấy được cái tài quan sát của họ. Chỉ cần một cú lướt đèn soi qua bụi rậm, tán lá cây hoặc bờ suối họ cũng có thể phát hiện một cách chính xác nơi ẩn nấp của choạc choạc.
‘Loài này nó khôn dữ lắm, khi nghe tiếng động là nằm thu gọn một chỗ ẩn mình hoặc nhảy trốn khi có người đến gần. Người bắt cần phải có kinh nghiệm, soi đèn phát hiện từ đằng xa mới bắt được. Khi soi đèn pin bắt gặp 2 con mắt phản chiếu ánh sáng có màu sáng thì đúng là choạc choạc, cứ việc nhẹ nhàng đi tới dùng vợt chụp hoặc chụp bằng tay nhưng phải nhanh lẹ’- anh Huỳnh Thế Nhân- tay ‘săn’ choạc choạc có kinh nghiệm ở thị trấn Trà Xuân (Trà Bồng) cho biết.
Theo kinh nghiệm của những người hành nghề ‘săn’ choạc choạc, nghề này có thể diễn ra quanh năm, tuy nhiên, vào thời điểm mùa mưa là dễ bắt nhất. Bởi đây là mùa sinh sản, choạc choạc rời nơi trú để đi tìm bạn tình giao phối nên rất dễ tìm thấy.
Thịt choạc choạc mềm và ngon, có nhiều dinh dưỡng và chế biến được nhiều món nên được giới ăn nhậu ưa chuộng, nhiều quán nhậu, nhà hàng tìm mua về phục vụ thực khách. Chính vì điều này mà giá của choạc choạc không hề rẻ. Hiện nay, giá choạc choạc từ 80.000 đồng- 100.000 đồng/kg.
Số lượng choạc choạc bắt được sẽ bán cho các nhà hàng, quán nhậu.
Theo một số tài liệu thì choạc choạc thuộc loài ếch nhái, nhưng thân không to tròn mà thon nên nhìn nhỏ và dài hơn, da có màu đất, hai sọc vàng chạy trên lưng là hoa văn đặc trưng của chúng và đặc biệt đôi chân dài... vì thế, mọi người vẫn gọi vui là ‘vũ nữ chân dài’.
Choạc choạc được chế biến thành nhiều món ngon khác nhau.
‘Trước đây, người dân chúng tôi thường tranh thủ thời gian rảnh đi bắt choạc choạc về chủ yếu để phục vụ bữa ăn trong gia đình hay làm mồi lai rai với bạn bè. Tuy nhiên, vài năm trở lại đây nhà hàng, quán nhậu, món choạc choạc cũng được kê trong thực đơn với cái tên khá kêu ‘vũ nữ chân dài’ do đó choạc choạc được tiêu thụ mạnh. Nắm bắt được điều này, nhiều người đã sắm đồ nghề, lùng sục khắp các cánh rừng, sông suối đi bắt choạc choạc về bán lấy tiền và trở thành cái nghề độc của nhiều người và có nhiều chuyện ly kỳ, thú vị xung quanh câu chuyện săn "vũ nữ chân dài" choạc choạc...’- anh Nhân chia sẻ.
Với kinh nghiệm hơn 3 năm hành nghề ‘săn’ choạc choạc, anh Nhân cho biết, thời gian gần đây do cho nhiều người tìm bắt nên số lượng choạc choạc bắt được cũng vô chừng. Hôm ít thì bình quân cũng được khoảng 1kg, hôm nào ‘vô mánh’ gặp nơi choạc choạc sống nhiều, mỗi người bắt cũng được 3-4kg. Số lượng choạc choạc bắt được chỉ cần ‘a lô’ là có người đến tận nhà để thu mua. Với giá bán hiện tại thì bình quân mỗi đêm cũng kiếm được vài trăm ngàn đồng.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã