Vườn Quốc gia Ba Vì rộng 350km2 với vùng thảm thực vật, môi trường rộng tạo sự hài hòa về cân bằng sinh thái. Vùng lõi của vườn gồm vùng đệm rộng hàng chục kilômét vuông, cây cối hoang sơ. Không khí ở đây trong lành bởi động thực vật tạo nên một khu vực sinh thái hài hòa, hình thành việc cung cấp các sản phẩm hữu cơ cho TP Hà Nội, đặc biệt việc nuôi ong lấy mật đã tồn tại ở vùng này nhiều năm nay.
Nuôi ong lấy mật ở Vườn Quốc gia Ba Vì góp phần tăng sản lượng 30% cho các loài trái cây ở Vườn Quốc gia Ba Vì. Nhờ có con ong mà cây trái mới đơm hoa kết quả và làm phong phú thảm thực vật. Hiện toàn huyện Ba Vì có 20.000 đàn ong, tập trung chủ yếu tại các xã Cẩm Lĩnh, Ba Trại, Khánh Thượng, Minh Quang...
Tổng sản lượng khai thác mật ong bình quân đạt hơn 200.000 lít/năm, với giá thị trường dao động từ 120 đến 180 nghìn đồng/lít tùy loại, nghề nuôi ong lấy mật đã và đang mang lại cho các hộ nuôi ong nguồn lợi kinh tế không nhỏ.
Các hộ nuôi ong ở đây chủ yếu nuôi theo phương pháp truyền thống, mỗi gia đình có từ 20 đến 100 đàn, chất lượng mật được người tiêu dùng đánh giá cao. Trong khi ong nuôi ở các vùng khác, hết vụ hoa phải chuyển đi địa điểm khác để nuôi, nhưng ong ở Ba Vì nuôi bốn mùa tại nhà không phải chuyển hành quân theo mùa hoa, vì vùng núi Tản đã có đủ các loại hoa cần thiết, nhất là hoa dại, hoa rừng tạo ra chất lượng mật ong thơm ngon, thuần khiết.
Để giám sát, quản lý chất lượng mật ong cũng như giúp người dân tiêu thụ mặt hàng này, năm 2008, Hội Nuôi ong huyện Ba Vì được thành lập. Đến nay, Hội có gần 100 hội viên tham gia sinh hoạt thường xuyên. Định kỳ hằng tháng, các hội viên đều họp mặt, trao đổi các kinh nghiệm, kỹ thuật chăm sóc ong, bảo đảm chất lượng mật...
Hội cũng đã phối hợp cùng cơ quan chức năng tổ chức tập huấn tiến bộ kỹ thuật, nhất là phòng, chống các bệnh cho đàn ong như: Thối ấu trùng, ấu trùng túi..., qua đó giúp hội viên yên tâm phát triển sản xuất.
Huyện Ba Vì có đủ điều kiện để nuôi ong lấy mật sạch, nhưng khó khăn là công nghệ nuôi hạn chế, phương tiện kỹ thuật hỗ trợ cho người nuôi ong cũng chưa đầy đủ. Đồng thời, chưa có thương hiệu mật ong Ba Vì. Các hộ nuôi ong lấy mật huyện Ba Vì vẫn dừng lại ở quy mô nhỏ lẻ, tự phát.
Các sản phẩm từ ong có chất lượng tốt, song lại chưa có được thị trường tiêu thụ ổn định. Hội Nuôi ong huyện Ba Vì đề nghị các cấp, các ngành quan tâm hỗ trợ trong vấn đề xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm tới tay người tiêu dùng; quy hoạch vùng nuôi ong để có chiến lược sản xuất tránh tình trạng nuôi ồ ạt ảnh hưởng tới năng suất, hiệu quả của mật ong…
Theo danviet.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã