Trồng rau trong mùa mưa thường bất lợi hơn trong mùa nắng vì mưa lớn gây ngập, úng nước làm cây rau khó phát triển, bộ rễ bị thối, dễ chết; nhiều loại sâu bệnh phát sinh gây hại cho rau. Sau đây là một số bí quyết kỹ thuật trồng rau nhằm giảm thiệt hại và tăng năng suất cho rau trong mùa mưa.
Cần chăm sóc đúng lúc, chống ngập úng cho rau kịp thời
Chọn giống
Nên chọn các giống rau màu tốt, cho năng suất cao, có nguồn gốc rõ ràng từ những cơ sở cung cấp giống có uy tín. Trong mùa mưa, do mưa nhiều, thiếu ánh sáng, khả năng quang hợp kém hơn mùa nắng, do đó bà con nên chọn trồng các loại rau lá có thời gian sinh trưởng ngắn, sớm cho thu hoạch. Nên áp dụng kỹ thuật ươm cây giống trong khay hoặc túi bầu, vừa tiết kiệm thời gian, vừa bảo đảm tỷ lệ cây sống cao, cây rau sẽ mau bén rễ.
Làm đất
Để canh tác rau màu tốt, cho năng suất cao, điều quan trọng là kỹ thuật làm đất, nơi trồng phải thoát nước tốt. Tức là chọn những nơi đất bờ cao hoặc ruộng không bị ngập nước để trồng. Đối với ruộng thấp, trước hết phải làm đất, lên luống, lên liếp cao ráo, chiều ngang mặt liếp trồng rau rộng hơn, có mương rãnh thoát nước tốt, nhất là nền đất không được xới cho tơi xốp như mùa nắng để tránh đất hút nhiều nước gây ngập úng.
Trong quá trình làm đất, cần kết hợp bón lót phân chuồng hoai mục hoặc phân hữu cơ sinh học, bón vôi và tăng lượng phân lân cho đất nhằm khử chua, tăng độ phì và giữ ẩm cho đất.Để giữ ẩm, chống xói mòn, rửa trôi trong mùa mưa cũng như tiết kiệm phân bón, thuốc trừ sâu, hạn chế cỏ dại… Bà con nên sử dụng màng phủ nông nghiệp, hoặc có thể dùng rơm rạ để phủ lên luống.
Đất sau khi lên luống, nếu bón lót phân chuồng chưa hoai mục, khi lót màng phủ nông nghiệp xong phải ủ từ 3 – 5 ngày, thậm chí 7 ngày cho phân hoai mục mới tiến hành ươm giống. Ở những chân đất trũng thấp hơn, bà con cần chủ động ươm giống trong khay hoặc túi bầu để trồng, vừa rút ngắn thời gian sinh trưởng, bảo đảm lịch thời vụ, vừa khắc phục được hạn chế do đất còn ướt không gieo giống trực tiếp được.
Chăm sóc cây
Thường xuyên tỉa bỏ bớt chồi, nhánh vô hiệu; bấm ngọn để cây ra các nhánh phụ nhằm hạn chế chiều cao tránh đổ ngã. Cắt bỏ các lá già, lá bị sâu bệnh, các cành, nhánh vô hiệu cách gốc 40-50cm nhằm tạo độ thông thoáng trên mặt liếp, làm giảm độ ẩm, góp phần hạn chế sự phát sinh, phát triển và gây hại của sâu bệnh.
Cần phải làm cỏ thường xuyên để hạn chế đến mức tối đa sự cạnh tranh dinh dưỡng của cỏ với cây trồng đồng thời loại bỏ được nơi trú ngụ, ẩn nấp và nguồn lây lan của nấm bệnh, côn trùng gây hại cho rau màu. Sau các trận mưa to cần khơi thông mương rãnh để thoát nước nhanh, không để ngập nước dễ gây thối rễ, chết cây và tạo điều kiện cho nấm bệnh phát sinh, phát triển và gây hại.
Làm giàn
Làm giàn cho một số loại cây trồng như cà chua, dưa chuột, mướp đắng, đậu đỗ… Trong mùa mưa này bà con cần làm giàn kiên cố hơn so với mùa nắng nhằm giúp cho cây phát triển tốt hơn, quang hợp tốt hơn, thu hoạch được dài hơn, năng suất cao hơn, chống đổ và hạn chế được sự gây hại của sâu bệnh. Tùy theo từng loại cây trồng và điều kiện kinh tế mà làm giàn cao, thấp hoặc bằng các loại vật liệu khác nhau như tre, gỗ, lưới nilon… cho phù hợp
Theo danviet.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã