Học tập đạo đức HCM

Mô hình nuôi bò sữa giúp đồng bào Khmer giảm nghèo bền vững

Thứ sáu - 02/12/2016 02:19
Với nỗ lực của các cấp, ngành từ T.Ư đến địa phương, nhiều năm qua, tỷ lệ hộ nghèo của đồng bào dân tộc Khmer vùng Tây Nam Bộ ngày càng giảm, đời sống người dân ngày một nâng lên...

Giúp đồng bào thoát nghèo bền vững

Là một trong những hộ đi đầu trong sản xuất tại địa phương, ông Danh Sóc Kha (dân tộc Khmer, ấp Phônô Camphôt, xã Tham Đôn, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng) chia sẻ: “Nhờ được Nhà nước cho vay vốn, tôi có điều kiện xây chuồng, đầu tư bò giống. Từ chỗ chỉ biết canh tác manh mún, đời sống khó khăn, giờ đây tôi đã tiếp cận kỹ thuật nuôi bò, thu nhập gần 100 triệu đồng/năm”.

 mo hinh nuoi bo sua giup dong bao khmer giam ngheo ben vung hinh anh 1

Mô hình nuôi bò sữa giúp giảm nghèo bền vững ở huyện Mỹ Xuyên, Sóc Trăng. Ảnh: C.L

Theo số liệu thống kê từ Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ, đến cuối năm 2015, tỷ lệ hộ nghèo trong toàn vùng còn 3,54%; tỷ lệ nghèo trong vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2011-2015 giảm từ hơn 33% xuống còn 13%.

 

 

Còn anh Danh Điều (ấp 10, xã Lương Nghĩa, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang) phấn khởi: “Bà con chúng tôi ở đây luôn được địa phương quan tâm, được hỗ trợ trâu để phát triển chăn nuôi, được cán bộ ở địa phương hướng dẫn mô hình làm ăn có hiệu quả. Nhờ đó, cuộc sống cũng từng bước ổn định hơn… Năm 2015, gia đình tôi đã được công nhận thoát nghèo bền vững”.

Theo ông Nguyễn Văn Thể - Bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng, phát huy lợi thế về đất đai và khí hậu, Sóc Trăng đã triển khai và nhân rộng nhiều mô hình sản xuất, chăn nuôi có hiệu quả, đã tạo thu nhập ổn định cho hàng trăm hộ, trong đó, không ít hộ vươn lên làm giàu. Nhờ thực hiện có hiệu quả các chính sách dân tộc, mỗi năm, Sóc Trăng có gần 3.000 hộ thoát nghèo bền vững, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo trong toàn tỉnh xuống còn dưới 16%.

Cần làm tốt bài toán chính sách

Dù tỷ lệ hộ nghèo giảm đáng kể qua nhiều năm, song nhiều chuyên gia và lãnh đạo các địa phương vùng Tây Nam Bộ cho rằng, phần lớn hoạt động sản xuất của bà con còn nhỏ lẻ, mặt bằng dân trí và chất lượng nguồn nhân lực còn thấp; các chính sách hiện nay có thời gian triển khai ngắn, không phù hợp với trình độ dân trí và đặc điểm vùng nên thiếu tính bền vững.

Theo ông Trần Quốc Thẻo - Phó Trưởng ban Dân tộc tỉnh Hậu Giang, cho biết: “Kết quả đạt được từ việc thực hiện các chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số của tỉnh vẫn chưa bền vững khi nhiều hộ thoát nghèo nhưng còn ở ngưỡng cận nghèo, tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số còn cao. Tốc độ giảm nghèo các địa phương không đồng đều, có nơi tỷ lệ giảm nghèo rất thấp, một số xã chỉ giảm 0,1-0,2%...”.

Ông Thạch Mu Ni - Phó vụ Trưởng Vụ Dân tộc - Tôn giáo, Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ đánh giá: “Nhìn chung công tác phối hợp tổ chức thực hiện ở các cấp đôi lúc chưa được thường xuyên, nhất là công tác kiểm tra, giúp đỡ để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc”.

TS Võ Công Nguyện - Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ đề xuất: Để thực hiện tốt bài toán chính sách thì vấn đề cơ bản vẫn là triển khai thực hiện những kế hoạch, dự án nhằm nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ người dân tộc Khmer hiện có và tạo nguồn cho tương lai. Quan trọng nhất là nâng cao nhận thức của đồng bào về vai trò của tri thức, của khoa học công nghệ trong cuộc chiến chống đói nghèo…

Ngọc Quyên 
Theo danviet.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập301
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại805,893
  • Tổng lượt truy cập90,869,286
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây