Vùng đất Chợ Lách được ví như “vương quốc” của hoa, cây kiểng khi hàng năm sản xuất hơn chục triệu sản phẩm phục vụ thị trường Tết Nguyên đán. Sản phẩm của làng hoa không chỉ phục vụ cho thị trường trong khu vực mà còn ra đến tận miền Trung, miền Bắc.
Mấy ngày nay, bà Nguyễn Thị Lùn, ngụ ấp An Qui (xã Long Thới, huyện Chợ Lách, tỉnh bến Tre) phải dọn dẹp 200 chậu cúc Hà Lan bị ngập úng sau đợt mưa bão vừa qua. Bà Lùn cho biết: “Năm nay tôi xuống giống 1.000 chậu cúc mâm xôi, 500 chậu cúc Hà Lan phục vụ thị trường Tết Nguyên đán. Vừa qua gần 200 chậu cúc Hà Lan bị chết do mưa kéo dài gây ngập úng. May nhờ mới bắt đầu vào vụ nên tôi nhổ bỏ cây, lấy chậu để xuống giống hoa vạn thọ kịp cung ứng thị trường”.
Năm nay thời tiết rất bất lợi nên nhiều nông dân lo lắng sẽ bị mất mùa hoa, kiểng Tết. Trong đó, cúc mâm xôi thời gian sản xuất khoảng 6 tháng, cúc Hà Lan 4 tháng nên mới đầu vụ bị thiệt hại, nông dân kịp nhổ bỏ để xuống giống hoa vạn thọ (thời gian sản xuất hơn 1 tháng) kịp phục vụ thị trường Tết. Ngoài ra, các loại cây kiểng khác tắc (quất), mai vàng… bị thiệt hại khá nhiều sau đợt hạn, mặn hồi đầu năm nên dự báo rất ít sản phẩm đẹp, chất lượng.
Ông Nguyễn Văn Thảnh, ngụ ấp Phú Long (xã Hưng Khánh Trung B, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre) trồng 3.000 chậu tắc nhưng sau đợt xâm nhập mặn đã bị thiệt hại gần phân nửa. Ông Thảnh cho biết: “Tôi trồng cây kiểng hơn 30 năm nhưng chưa năm nào như năm nay khi thời rất bất lợi, chắc chắn sẽ bị mất mùa tắc kiểng. Từ đầu năm, khi mới vừa xuống giống đã bị ngay xâm nhập mặn nên gần 1.500 chậu tắc bị chết. Hiện tại số còn lại có gắng chăm sóc, bón phân nhưng quả to, nhỏ không đều nên chắc chắn sẽ không đẹp như năm rồi”.
Tương tự, người trồng mai vàng bán Tết cũng chạy đua với thời gian để phục cây cho kịp bán Tết. Một số chuyển sang trồng cây giống vì thị trường đang cần. Ông Nguyễn Văn Liệt, ngụ ấp Phú Thới (xã Tân Thiềng, huyện Chợ Lách) cho biết: “Sau đợt xâm nhập mặn, hơn 100 cây mai của tôi không bị chết nhưng phát triển chậm do bị tưới nước nhiễm mặn. Sau đó, tôi cố gắng chăm sóc, rửa mặn nhưng rất khó phục hồi, phát triển bình thường như năm rồi. Sau mùa Tết năm nay tôi sẽ bán hết số mai này để chuyển sang trồng cây giống vì quá bấp bênh”.
Theo ông Liệt, trồng mai Tết rất khó vì phụ thuốc rất nhiều vào thời tiết, kỹ thuật chăm sóc nhưng 1 năm chỉ có mấy ngày. Năm nào thời tiết bất lợi, mai trổ sớm hoặc muộn là xem như mất mùa. Vì vậy, nhiều người đã chuyển sang trồng cây giống thay vì trồng kiểng Tết như trước đây.
TS. Bùi Thanh Liêm, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Chợ Lách cho biết: “Hiện nay bà con nông dân trong huyện đang vào mùa sản xuất hoa, kiểng Tết. Một số loại cây kiểng sau đợt xâm nhập mặn bị ảnh hưởng được người dân chăm sóc để phục hồi. Trong khi đó, các loại hoa tết, hoa treo mới bắt đầu vào vụ sản xuất nên chưa ảnh hưởng nhiều. Tuy nhiên, dự đoán năm sẽ cung ứng ra thị trường Tết khoảng 12 triệu sản phẩm, giảm 3 triệu so với vụ Tết năm rồi”.
Minh Giang báo dantri.com.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã