Vấn đề quan trọng là xác định rõ vị trí của người nông dân, đồng thời tìm ra những giải pháp đồng bộ nhằm phát huy vai trò của người nông dân trong tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới. Đây là những vấn đề mấu chốt cần giải quyết cả về mặt lý luận và thực tiễn để giai cấp nông dân phát huy vai trò của mình trong quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới ổn định, phồn vinh và bền vững.
Đổi mới từ nông nghiệp
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường (phải) thăm vườn bưởi của “vua bưởi xứ Mường” Trần Hùng” (Tân Lạc, Hòa Bình). Ảnh: THOIBAO
Để phát huy vai trò chủ thể của người nông dân trong quá trình tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới, cần phải có những giải pháp đủ mạnh giúp thay đổi căn bản nhận thức, hành động của người dân, đồng thời cần những chính sách hợp lý để tạo điều kiện, môi trường thuận lợi để người dân chủ động và tích cực tổ chức sản xuất, cải thiện thu nhập, góp phần phát triển nông thôn ổn định và bền vững”. Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường
|
Qua 30 năm đổi mới, nông nghiệp phát triển vượt bậc dựa trên nền tảng, vai trò của người nông dân, doanh nghiệp. GDP của ngành đạt bình quân 3,7%/năm, cơ cấu chuyển dịch theo hướng hiện đại, xuất khẩu nông sản tăng trưởng nhanh, đưa Việt Nam trở thành nước xuất khẩu nông sản hàng đầu thế giới với 10 mặt hàng nông, lâm, thủy sản đạt kim ngạch hàng năm trên 1 tỷ USD như lúa gạo, cao su, cà phê, đồ gỗ, thủy sản, tiêu, điều...
Thực tiễn ở Việt Nam cho thấy, những chủ trương, chính sách giúp giải phóng tiềm năng, thúc đẩy vai trò năng động, tích cực của nông dân trong sản xuất đã tạo sự thay đổi kỳ diệu của nông nghiệp Việt Nam. Từ một nước thiếu ăn, năm 1989, sản lượng lúa gạo đạt con số 21,5 triệu tấn và lần đầu tiên Việt Nam xuất khẩu được 1,2 triệu tấn lúa gạo. Đến nay, Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ 3 thế giới.
Có thể kể đến những chủ trương, chính sách nổi bật, tạo đột phá trong đổi mới nông nghiệp bắt đầu từ năm 1980 bằng Chỉ thị 100 của Ban Bí thư T.Ư Đảng, đặc biệt là Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị (năm 1988) về giao lại ruộng đất cho nông dân, “công nhận sự tồn tại lâu dài và tác dụng tích cực của kinh tế cá thể, đảm bảo quyền làm ăn chính đáng và thu nhập hợp pháp của các hộ cá thể”. Những chủ trương, chính sách này đều dựa trên nguyên tắc tôn trọng lợi ích của người dân, lấy người dân làm động lực phát triển, gắn với thực tiễn và đúc kết từ cơ sở, từ sự sáng tạo của quần chúng để nâng thành chủ trương, chính sách.
Hiện cả nước đang triển khai chương trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới thông qua 2 chương trình lớn là Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020 và Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững”. Và theo Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, Việt Nam sẽ đẩy mạnh cơ cấu lại nông nghiệp theo hướng xây dựng nền nông nghiệp công nghệ cao, hàng hóa lớn; tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ, nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh; đảm bảo phát triển bền vững, an ninh lương thực quốc gia và vệ sinh an toàn thực phẩm. Đây là một động lực quan trọng để phát huy toàn bộ tinh thần sáng tạo, năng lực của hơn 10 triệu hộ nông dân; khẳng định vai trò vô cùng quan trọng của nông nghiệp, nông dân và nông thôn, những chủ thể trong phát triển kinh tế...
Tạo thuận lợi cho nông dân
2.045 là số xã đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. 24 huyện được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn đạt khoảng 24,5 triệu đồng (2015). 8,2% là tỷ lệ hộ nghèo ở nông thôn (số liệu tính đến 15.9.2016) |
Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững” đã thu hút được sự quan tâm của các ngành, các cấp, người nông dân và doanh nghiệp. Đến nay, đã có 62/63 tỉnh, thành phố đã ban hành đề án (hoặc kế hoạch hành động) tái cơ cấu nông nghiệp của địa phương. Nhiều địa phương đã triển khai thực hiện có kết quả rõ trong thực tiễn. Ngành nông nghiệp đã vượt qua nhiều khó khăn, thực hiện nhiều giải pháp để tái cơ cấu; thúc đẩy kết nối sản xuất – thị trường; chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, phát triển liên kết chuỗi giá trị; phát triển các ngành trọng điểm, mũi nhọn; vượt qua những tác động tiêu cực từ biến đổi khí hậu...
Trong thời gian tới, ngành nông nghiệp sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt là hội nhập quốc tế và biến đổi khí hậu. Vì vậy, việc xác định rõ vai trò chủ thể của người nông dân, nâng cao vị thế của người nông dân trong quá trình tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới ngày càng trở nên cấp bách. Để phát huy vai trò chủ thể của người nông dân trong quá trình tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới, cần phải có những giải pháp đủ mạnh giúp thay đổi căn bản nhận thức, hành động của người dân, đồng thời cần những chính sách hợp lý để tạo điều kiện, môi trường thuận lợi để người dân chủ động và tích cực tổ chức sản xuất, cải thiện thu nhập, góp phần phát triển nông thôn ổn định và bền vững.
Để làm được điều này, một trong những giải pháp quan trọng là đổi mới chính sách hỗ trợ nông dân, trong đó tập trung tạo điều kiện để nông dân phát triển các sản phẩm có lợi thế so sánh, giá trị gia tăng cao, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và các tiêu chuẩn xuất khẩu, kết nối với thị trường theo liên kết chuỗi giá trị. Nông dân có tinh thần khởi nghiệp, áp dụng KHCN vào sản xuất, tập trung giải quyết các vấn đề về môi trường, chống biến đổi khí hậu. Xây dựng đội ngũ nông dân chuyên nghiệp không chỉ giỏi về kiến thức, kỹ thuật sản xuất mà còn phải có kiến thức về thị trường, quản trị nông trại, có tính kỷ luật cao trong sản xuất theo chuỗi giá trị liên kết...
Theo danviet.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã