Bằng máy móc sẵn có, anh dễ dàng tạo các hốc trồng cây xen kẽ, đều nhau. Giữa thùng lắp một ống nhựa có đường kính 16 - 20cm.
Ống nhựa này là nơi chứa các loại rác thải hữu cơ từ rau cỏ, vỏ hoa quả cho tới vỏ trứng, đầu cá làm thức ăn cho giun. Dưới đáy thùng có một xô để hứng nước từ thùng chảy ra dùng để bón cho cây.
Tương tự thùng phuy xanh, anh Tuấn cũng áp dụng mô hình này lên ống nhựa. Ống nhựa này có thể tạo với độ cao tùy ý (lên tới hơn 4m). Trong ảnh là 1 ống nhựa cao khoảng 2m, mỗi ô cấy một cây su hào đang bắt đầu hình thành củ.
Trồng rau trong lốp xe.
Tận dụng các vỏ chai nước ngọt, anh Tuấn tạo ra một hình thức trồng rau thú vị khác. Rau trồng trong các chai nhựa tươi tốt không kém gì trồng trong các chậu nhiều đất khác bởi được tưới nước từ hệ thống xử lý rác tạo ra. (Ảnh: VnExpress)
Trồng rau trong chậu cảnh cũng được nhiều gia đình áp dụng trong diện tích nhỏ của nhà phố.
Một cái xô cũ, một cái nồi thủng đáy, một cái ca nứt hay một cái mũ bảo hiểm hỏng tưởng như vô dụng nhưng hoàn toàn có thể dùng để trồng rau. Đó là sáng tạo thú vị của chủ nhân một ngôi nhà ống ở Nha Trang (Khánh Hòa).
Chiếc nồi cũ này đã bị thủng đáy nhưng vẫn đẹp khi dùng để trồng rau cải mầm. (Ảnh: Dân Việt)
Theo danviet.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã