Theo đó, UBND tỉnh yêu cầu chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã chỉ đạo ngành chuyên môn và chính quyền các địa phương tăng cường kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển, kinh doanh, buôn bán lợn và các sản phẩm của lợn trên địa bàn; phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành chức năng trong việc kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm theo đúng quy định, đặc biệt đối với lợn không rõ nguồn gốc;
Theo dõi, giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh trên đàn lợn tại các địa phương, nếu phát hiện lợn bệnh ốm, chết không rõ nguyên nhân; có các triệu chứng, bệnh tích của bệnh dịch tả lợn Châu Phi hoặc nghi là lợn, sản phẩm lợn nhập vào địa bàn trái phép thì phải báo cáo ngay để lấy mẫu để chẩn đoán, xét nghiệm xác định tác nhân gây bệnh;
Thành lập các đoàn công tác đi kiểm tra, đôn đốc thực hiện phòng, chống dịch bệnh tại các địa phương; nhất là các địa bàn có biên giới giáp ranh, giáp ranh với các tỉnh khác và vùng nguy cơ cao;
Phát động tháng hành động vệ sinh, tiêu độc, khử trùng môi trường, chủ động phòng, chống dịch bệnh tại các khu vực có nguy cơ dịch bệnh cao, cơ sở chăn nuôi lợn tập trung, cơ sở giết mổ tập trung, chợ buôn bán động vật, sản phẩm động vật;
Thông tin, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về sự nguy hiểm của bệnh dịch tả lợn Châu Phi, các dấu hiệu nhận biết lợn nghi mắc bệnh; vận động người chăn nuôi chỉ mua lợn giống từ các cơ sở uy tín, có nguồn gốc rõ ràng, đã qua kiểm dịch thú y; tuyên truyền cho người tiêu dùng mua sản phẩm của lợn có nguồn gốc rõ ràng, đã được kiểm soát của thú y.
Giám đốc Sở NN&PTNT cần chủ động nắm bắt thông tin, diễn biến tình hình bệnh dịch tả lợn Châu Phi tại các địa phương để kịp thời tham mưu các giải pháp nhằm ngăn chặn sự xâm nhiễm của bệnh;
Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện các biện pháp chủ động phòng, chống dịch bệnh tại các địa phương; phối hợp với Sở Công thương, Công an tỉnh, Cục Hải quan, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, các sở/ngành liên quan và các địa phương tăng cường kiểm tra, kiểm soát, phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán, vận chuyển, giết mổ lợn, sản phẩm của lợn sai quy định, không rõ nguồn gốc;
Chỉ đạo ngành chuyên môn hướng dẫn các nội dung liên quan đến công tác phòng, chống dịch bệnh; chủ động tham mưu sẵn sàng vật tư, hóa chất, nhân lực để ứng phó với bệnh dịch tả lợn Châu Phi.
Sở Thông tin và Truyền thông, Báo Hà Tĩnh, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh và các cơ quan thông tin đại chúng phối hợp với Sở NN&PTNT, UBND các huyện, thành phố, thị xã đẩy mạnh thông tin tuyên truyền về phòng, chống dịch bệnh dịch tả lợn Châu Phi.
Bộ NN&PTNT cho biết, tính đến ngày 1/9/2018, tổng cộng đã có 7 ổ dịch tả lợn Châu Phi được Trung Quốc báo cáo với tổng số lợn buộc phải tiêu hủỵ trên 38.000 con. Ngày 5/9, Tổ chức Lương Nông Liên hợp quốc (FAO) đã tổ chức hội nghị khẩn cấp tại thủ đô Bangkok (Thái Lan) để thảo luận về cách ứng phó với nguy cơ dịch tả lợn châu Phi bùng phát trên toàn châu Á và có khả năng trở thành đại dịch. FAO khẳng định nguy cơ dịch bệnh lây lan ra các quốc gia láng giềng với Trung Quốc là hiện hữu và các quốc gia trong khu vực phải sẵn sàng đối phó. Bệnh dịch tả lợn Châu Phi là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi rút gây ra; bệnh gây thiệt hại nghiêm trọng và tỷ lệ chết lên đến 100%. Hiện nay, chưa có vắc xin và thuốc điều trị đặc hiệu bệnh dịch tả lợn Châu Phi. Vì vậy, giải pháp phòng bệnh là chính, phát hiện và xử lý triệt để ổ dịch ngay từ khi dịch ở phạm vi nhỏ và chưa lây lan. |
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã