Học tập đạo đức HCM

Người chăn nuôi trong nước không dùng chất cấm

Thứ bảy - 20/07/2013 06:35
Trước khi Bộ Y tế công bố kết quả kiểm tra này, Cục Thú y cũng đã lấy 5 mẫu gà nhập lậu ở chợ Hà Vỹ (Hà Nội) để kiểm tra và kết quả kiểm tra cho thấy hầu hết đều phát hiện tồn dư kháng sinh sulphadiazine



Ông Đinh Sỹ Chung ở xã Yên Sơn, thị xã Tam Điệp (Ninh Bình) có trại gà công nghiệp đẻ trứng với 50.000 con cho biết, bây giờ chăn nuôi trang trại lớn chủ yếu là phòng bệnh, ít khi phải dùng thuốc trị bệnh.
Ông Đào Xuân Hải (thôn Đồng Tâm, xã Kim Long, Tam Dương, Vĩnh Phúc) khẳng định chưa bao giờ dùng kháng sinh cấm trong nuôi gà.
Ông Đào Xuân Hải (thôn Đồng Tâm, xã Kim Long, Tam Dương, Vĩnh Phúc) khẳng định chưa bao giờ dùng kháng sinh cấm trong nuôi gà.
“Nếu có phải dùng thuốc trị bệnh thì các trang trại lớn như chúng tôi thường dùng các loại thuốc được phép sử dụng, còn chất kháng sinh cloramphenicol theo tôi được biết thì loại chất này đã bị cấm khoảng 5 năm nay” - ông nói.
Theo ông Chung, hiện nay, đối với bệnh tiêu chảy ở gà, lợn có rất nhiều loại thuốc thế hệ mới, giá cả cũng phải chăng và các chất kháng sinh trong các loại thuốc này chỉ tồn dư từ 3-5 ngày như amoxicillin và nhiều loại thuốc khác. 
Ông Nguyễn Văn Thắm ở thôn Dưỡng Thọ, xã Tiên Phong (Duy Tiên, Hà Nam), hiện đang nuôi gần 4.000 con gà Móng (gà Sách đỏ), trong đó khoảng 3.000 gà đẻ trứng ấp dùng để nhân giống. Ông cho hay: “Tôi chăn nuôi gà đẻ nhân giống bảo tồn nguồn gen là chính, nên không thể sử dụng kháng sinh, chứ nói gì đến kháng sinh CAP. Bởi con gà đẻ cũng như “bà chửa” vậy, dùng kháng sinh là hỏng ngay. Hiện nay đã có nhiều loại kháng sinh thay thế tốt được phép sử dụng nên chúng tôi chẳng dại gì dùng loại kháng sinh độc hại đã bị cấm này”- ông Thắm cho biết.
Ông Đàm Xuân Thành - Phó Cục trưởng Cục Thú y cho biết, Bộ NNPTNT đã đưa chất kháng sinh cloramphenicol vào danh mục cấm. TS Nguyễn Đức Trọng - Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi khẳng định: Người chăn nuôi trong nước ý thức rõ được những hệ lụy và hậu quả từ việc sử dụng các chất kháng sinh đã bị cấm. 
Theo danviet.vn
 Tags: kiểm tra

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập192
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm191
  • Hôm nay70,813
  • Tháng hiện tại884,339
  • Tổng lượt truy cập90,947,732
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây