Học tập đạo đức HCM

Vì sao chăn nuôi thỏ chưa trở thành hàng hóa?

Thứ hai - 15/07/2013 05:01
Trên thế giới, đặc biệt ở Mỹ, châu Âu, châu Úc, thịt thỏ được tiêu dùng như loại thực phẩm đại trà, nhu cầu chỉ đứng sau gà, lợn, bò. Thế nhưng ở Việt Nam, rất hiếm thấy thịt thỏ bày bán ở các chợ. Theo ước tính, mỗi năm bình quân 87 người chỉ ăn một con thỏ, trong khi thị trường tiêu thụ thịt thỏ có nhiều tiềm năng và đang bị bỏ ngỏ.

Tiềm năng lớn

Ông Nguyễn Ngọc Nam, Chủ tịch Hội Khoa học kỹ thuật (KHKT) chăn nuôi thỏ cho biết, hiện đàn thỏ sinh sản cả nước mới có hơn 200.000 con, lượng thỏ thịt cả năm đạt khoảng 1 triệu con. Với dân số gần 90 triệu người thì mỗi năm bình quân 87 người Việ Nam mới ăn một con thỏ là vô cùng ít ỏi. Tại các nước châu Âu, châu Mỹ, châu Úc, thỏ nằm trong nhóm vật nuôi thương phẩm đại trà, gồm: bò, gà, lợn, thỏ. Thế nhưng ở nước ta, thị trường tiêu thụ thịt thỏ vẫn khá hạn chế, cho đến nay chưa có thịt thỏ bán sẵn tại các chợ như thịt các gia súc, gia cầm khác. 

Thực tế thấy, hàm lượng đạm và giá trị dinh dưỡng của thịt thỏ cao hơn thịt gà, lợn, trong khi giá thành chăn nuôi và giá bán thịt thỏ chỉ tương đương. Hiện, giá thành chăn nuôi 1kg thịt thỏ xuất chuồng chỉ khoảng 45.000 - 50.000 đồng/kg; giá xuất cho thương lái tại chuồng khoảng 60.000 - 70.000 đồng/kg, giá bán đến tay người tiêu dùng trên dưới 100.000 đồng/kg. Vậy tại sao thị trường tiêu thụ thịt thỏ vẫn khó mở rộng?

Theo cuộc khảo sát thị trường do Hiệp hội KHKT chăn nuôi thỏ thực hiện, tập quán sử dụng thịt thỏ của người dân Việt Nam chưa phổ thông như những loại thịt gia súc khác. Tìm hiểu tại các chợ ở Hà Nội thấy, rất hiếm quầy hàng bán thịt thỏ. Nguyên nhân vì người dân sản xuất nhỏ lẻ, phân tán, khối lượng hàng hóa ít khiến người mua và người bán chưa gặp nhau. Thịt thỏ chưa thực sự được coi là hàng hóa nên hệ thống tiêu thụ thịt thỏ chưa phát triển. Đa số người tiêu dùng bình dân đều nghĩ rằng, thịt thỏ là loại đặc sản, nên khi đi chợ họ thường chỉ quan tâm đến thịt gà, bò, lợn mà ít khi nghĩ đến việc đổi sang thịt thỏ để thay đổi khẩu vị. Mặt khác, giết mổ thỏ và chế biến thịt thỏ cũng cầu kỳ hơn nên người dân ngại. 

Theo ông Nam, để thúc đẩy thị trường tiêu thụ thịt thỏ ở nước ta, cần đẩy mạnh khâu chế biến mặt hàng này. Hiện, trên địa bàn Hà Nội có Công ty cổ phần TMSX thực phẩm Hà Nội liên kết với Hiệp hội KHKT chăn nuôi thỏ đầu tư chế biến thịt thỏ, sức tiêu thụ đang tăng khá nhanh. 

Bà Thang Thanh Hoa, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần TMSX thực phẩm Hà Nội cho biết, Công ty hiện cung cấp 3 loại sản phẩm thịt thỏ, gồm: thịt thỏ hun khói, thịt thỏ móc hàm đông lạnh, thịt thỏ ướp gia vị. Do sản lượng chế biến còn ít nên mới cung cấp sản phẩm cho các nhà hàng và bán ở các siêu thị trên địa bàn Hà Nội, sức tiêu thụ của cơ sở đạt gần 20 tấn thịt thỏ/tháng. 

Ngoài ra, ở miền Bắc cũng đang có một doanh nghiệp của Nhật Bản tiến hành thu mua thỏ từ nông dân để chế biến đưa ra thị trường. Ông Phạm Xuân Tuệ ở thôn Sứ Gốm, xã Song Mai (TP. Bắc Giang - Bắc Giang) cho biết, hiện gia đình nuôi 500 con thỏ New Zealand và trong thôn cũng có nhiều hộ tham gia nghề này, đầu ra được ký ước tiêu thụ với doanh nghiệp của Nhật Bản, giá 70.000 đồng/kg. 

“Doanh nghiệp Nhật Bản rất giữ chữ tín, vì thế tôi đang xây dựng kế hoạch chi tiết từ nguồn giống, chọn hộ và cách chăm sóc theo quy trình thống nhất bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm để tiếp tục ký hợp đồng cung cấp thỏ thương phẩm theo ngày. Làm được như vậy thì nghề nuôi thỏ mới phát triển bền vững”, ông Tuệ chia sẻ.

Cần thay đổi thói quen người tiêu dùng

Ông Nam cho biết thêm, chế biến thịt thỏ mới chỉ bắt đầu manh nha ở nước ta, trong khi trên thế giới, lĩnh vực này khá phát triển và có tới hàng chục loại sản phẩm khác nhau. Thực tế, nhu cầu thịt thỏ ở nước ta đang tăng tương đối nhanh trong thời gian qua, nếu như cuối năm 2009, giá bán thịt thỏ chỉ khoảng 30.000 đồng/kg thì đến nay đạt trung bình 65.000 đồng/kg. Nhiều gia đình khi tổ chức cưới xin muốn mua 50-60kg thịt thỏ nhưng người bán lại không có đủ hàng. Như vậy, việc xóa bỏ thói quen không ăn thịt thỏ không quá khó như người ta tưởng. 

“Thử làm phép tính, chỉ với hơn 4 triệu dân của Hà Nội, mỗi người tiêu dùng 1 con thỏ trong 1 năm, thì nhu cầu đã là 4 triệu con, cao gấp 4 lần sản lượng thỏ thịt hàng năm của nước ta hiện nay. Khi thay đổi được thói quen của người tiêu dùng, thịt thỏ được đưa vào bữa ăn hàng ngày thì sẽ là tiền đề cho sản xuất thỏ thương phẩm”, ông Nam khẳng định. 

Hội KHKT chăn nuôi thỏ mới thành lập gần 3 năm, nhưng đến nay quy tụ được hơn 1.000 thành viên là những nông dân chăn nuôi thỏ, các nhà khoa học chuyên nghiên cứu về thỏ và các doanh nghiệp quan tâm đến sản xuất thương mại thịt thỏ. Từ đây, chăn nuôi thỏ đang được định hướng phát triển để trở thành một ngành chăn nuôi hàng hóa; những giống thỏ ngoại năng suất cao như thỏ lai New Zealand, Angola, California… đã và sẽ thay thế dần những giống thỏ truyền thống năng suất thấp. Các giống thỏ ngoại chỉ nuôi 3,5-4 tháng tuổi đã đạt trọng lượng bình quân 2-2,5 kg/con, sau 5 tháng tuổi đạt 3-4kg/con. Đặc biệt, thỏ ngoại có khả năng sinh sản khá cao, thỏ cái sau 5-6 tháng nuôi bắt đầu sinh sản, bình quân mỗi năm đẻ 6-8 lứa, mỗi lứa 6-8 con. Sau 10 ngày, thỏ con mở mắt và tập ăn cùng mẹ, được 20 ngày thì có thể tách mẹ. Trong thời gian này, có thể cho thỏ mẹ giao phối lại (vì thỏ mẹ vừa mang thai, vừa có thể nuôi con). Tỷ lệ tiêu tốn thức ăn cho thỏ là 3,2kg thức ăn rau xanh/kg thịt thỏ. 

Trừ chi phí, 1 con thỏ sẽ cho lãi 150.000 đồng, cao hơn nhiều so với nuôi gà, lợn. Trong khi đó, thỏ ít bị bệnh, ăn ít, không kén chọn thức ăn, có thể tận dụng thức ăn sẵn có tại gia đình. 

Hiện, Hội KHKT chăn nuôi thỏ đang xây dựng chiến lược phát triển ngành chăn nuôi thỏ để trình Bộ Nông nghiệp và PTNT phê duyệt, trong đó có cả quy hoạch lĩnh vực giết mổ, chế biến và tiêu thụ thịt thỏ. Mục tiêu Hội đề ra là đưa chăn nuôi thỏ trở thành ngành chăn nuôi tập trung theo hướng công nghiệp hóa, đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và hướng tới xuất khẩu.

Chu Khôi
Nguồn:kinhtenongthon.com.vn

 Tags: thịt thỏ

Tổng số điểm của bài viết là: 42 trong 13 đánh giá

3.2 - 13 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập175
  • Hôm nay47,044
  • Tháng hiện tại705,617
  • Tổng lượt truy cập90,769,010
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây