Tiến sĩ Hồ Văn Chiến, Giám đốc Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Nam cho biết thời gian thực hiện chương trình là 4 năm (từ 2013 đến 2016). Chương trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) thuộc Hợp phần 2: Khôi phục và nâng cấp cơ sở hạ tầng thủy lợi Dự án Quản lý thủy lợi phục vụ phát triển nông thôn vùng ĐBSCL (WB6)
IPM trên cây lúa được coi là tiến bộ khoa học nông nghiệp mới mẽ và hiệu quả dựa trên nguyên tắc giảm chi phí đầu tư đầu vào là giống, phân đạm, thuốc bảo vệ thực vật đồng thời tăng năng suất và sản lượng lúa hàng hóa, nâng chất lượng nông sản tham gia thị trường.
Cơ sở khoa học của IPM trên lúa chú trọng hạt giống khỏe, quản lý dịch hại theo hướng cân bằng hệ sinh thái trên ruộng lúa, khắc phục tập quán sạ dày và bón phân thiếu cân đối giữa đạm, lân, kali...
Mục tiêu chương trình nhằm giảm bớt 50% lượng thuốc trừ sâu và giảm 10% lượng phân bón sử dụng trên đồng ruộng vào năm 2016 gắn với xây dựng hệ canh tác bền vững, bảo vệ môi sinh, môi trường.
Để đạt kết quả, cần có sự tham gia tích cực của chính quyền, đoàn thể hữu quan và nhân dân trong vùng được hưởng lợi thông qua công tác tập huấn, chuyển giao kỹ thuật canh tác tiên tiến, hỗ trợ chuyển đổi tư duy và tập quán sản xuất..
Theo TTXVN
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã