Xã Bình Minh có 361,2ha đất canh tác, thì 200ha trồng dược liệu. Trong đó 15 hộ tham gia dự án trồng và chế biến cây dược liệu trồng 7,5ha.
Mở rộng quy mô sản xuất
Anh Nguyễn Văn Phương - Chủ tịch Hội ND xã Bình Minh thông tin: “Nghề trồng dược liệu ở xã có từ bao đời nay, với hàng chục loại cây thuốc quý. Gần 100% các hộ dân trong xã đều trồng dược liệu. Thị trường của xã không chỉ trong nước mà bán sang cả Trung Quốc”.
Vẫn theo anh Phương, giờ hầu như gia đình nào trồng dược liệu cũng làm luôn cả khâu chế biến nên cần rất nhiều vốn, nếu đi vay Ngân hàng Thương mại thì lãi suất lại cao. Tháng 2.2013, Quỹ HTND T.Ư Hội đã cho 15 hộ trong xã vay vốn để thực hiện dự án trồng và chế biến dược liệu, mỗi hộ vay 30 triệu đồng, lãi suất 0,7%”.
Để vốn vay đến tay người thụ hưởng cho hiệu quả cao nhất, sau khi Hội ND huyện giải ngân nguồn vốn, Hội ND xã thành lập ban điều hành, thường xuyên kiểm tra và giám sát việc sử dụng vốn của hộ vay. Đến nay, không có hộ nào sử dụng sai mục đích.
“Nguồn vốn Quỹ HTND đã phát huy được hiệu quả khi “bắt đúng bệnh” của những người ND thiếu vốn để mở rộng diện tích. Qua hơn 1 năm triển khai, các hộ tham gia dự án đã cho thành quả” - anh Phương cho biết.
Ông Hoàng Văn Tựu- Phó Chủ tịch UBND huyện Khoái Châu thông tin: “Dược liệu đang là cây giảm nghèo của ND xã Bình Minh. Địa phương mong T.Ư Hội tăng thêm nguồn vốn, thời gian vay dài hơn để ND đầu tư mở rộng nghề này”.
Chỉ còn 0,27% hộ nghèo
Dẫn chúng tôi đến thăm cơ sở trồng và chế biến dược liệu của bà Phạm Thị Hào (hộ vay vốn Quỹ HTND) ở xóm 3 Thiết Trụ. Bà Hào bộc bạch: “Gia đình tôi trồng dược liệu từ lâu rồi nhưng đến năm 2001 tôi mới chế biến dược liệu. Với 20 sào trồng dược liệu, tôi dành 3 sào trồng địa liền, bạch chỉ.
Ngoài ra, tôi còn thu mua dược liệu tươi của các hộ trong xã, đồng thời lên Lai Châu, Lào Cai thu mua dược liệu về chế biến bán lại cho các tiệm thuốc Bắc trên Hà Nội. Song, do vốn có hạn, nên tôi cũng không mở mang quy mô sản xuất”. Đầu năm 2013, từ nguồn vốn Quỹ HTND T.Ư Hội, bà được vay 30 triệu đồng. Được tiếp vốn, bà mở rộng diện tích trồng và thu mua dược liệu về chế biến.
Có vốn, tôi mua thêm cây giống, thiết bị phục vụ chế biến. Trung bình với hơn 2 sào trồng dược liệu, mỗi năm gia đình thu lợi gần 100 triệu đồng”. Anh Lê Văn Mừng |
Nói về hiệu quả của việc trồng và chế biến dược liệu, anh Phương thông tin, thu nhập từ nghề này đã góp phần giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo của xã. Hiện xã chỉ còn 0,27% hộ nghèo.
Theo danviet.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc kiện toàn BCĐ các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025
Kế hoạch Thông tin, tuyên truyền cải cách hành chính của Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới tỉnh năm 2025
Báo cáo kết quả công tác tập huấn, bồi dưỡng về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025
Triển khai Kế hoạch số 323/KH-UBND ngày 10/7/2024 của UBND tỉnh về thực hiện Kết luận số 70-KL/TW ngày 31/01/2024 của Bộ Chính trị về phát triển TDTT trong giai đoạn mới
Kết luận của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU, ngày 15/7/2021 của Tỉnh ủy về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Đề án “Thí điểm xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn NTM giai đoạn 2021-2025