Học tập đạo đức HCM

Dưa bồn bồn - Đặc sản miền sông nước mang bạc triệu về cho dân

Chủ nhật - 13/07/2014 21:24
Dọc quốc lộ 1A ở ở huyện Cái Nước (Cà Mau), hàng trăm gia đình quanh năm sống với nghề trồng bồn bồn và làm dưa chua đặc sản để bán cho du khách.

Bồn bồn còn được gọi là cỏ nến, là loài thực vật sống ở vùng đất ngập nước phát triển trong ao hồ hoặc mé sông - nơi có dòng chảy chậm. Ở miền Tây bồn bồn mọc nhiều tại các tỉnh Cà Mau, Sóc Trăng và Bạc Liêu.


Dọc quốc lộ 1A ở huyện Cái Nước (Cà Mau), nông dân trồng bồn bồn kết hợp với mô hình nuôi tôm, cá mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn độc canh con tôm hay trồng lúa. Bồn bồn có vai trò điều hòa sinh thái nên nông dân không cần sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật hay thuốc chữa bệnh cho tôm, cá trong ao có trồng bồn bồn.


Mùa mưa miền Tây bắt đầu từ tháng 5 cũng là mùa thu hoạch bồn bồn kéo dài đến cuối năm. Sau khi nhổ bồn bồn mang về nhà, người dân cắt lấy phần có lõi non từ dưới gốc lên khoảng 30 cm.Sau đó dùng dao nhỏ chẻ dọc theo 1/3 thân cây bồn bồn để tách lấy lõi non bán với giá 20.000-25.000 đồng một kg.


Nông dân xã Tân Hưng Đông, huyện Cái Nước (Cà Mau) cho biết, bình quân một ha bồn bồn mỗi tháng thu hoạch được khoảng 1,4-1,5 tấn lõi non, trừ chi phí thuê người nhổ và lột lấy lõi thu lãi khoảng 20 triệu đồng.


Những hộ không đất sản xuất thì mua lõi bồn bồn mang về làm sạch thêm một lần nữa, tức cắt bỏ phần đầu hoặc một ít gốc già cứng để làm dưa chua hoặc bán lại lõi non bồn bồn tươi sống cho du khách mang về xào tép, nấu canh chua.


Dưa bồn bồn được bán kèm với mắm ruốc dọc theo quốc lộ 1A là 2 loại đặc sản của huyện Cái Nước, Cà Mau.


Những cọng dưa được ngâm với nước vo gạo ủ 2-3 ngày có vị chua, giòn, giá 40.000 đồng mỗi kg.


Mắm ruốc giá 30.000-40.000 đồng mỗi hủ lớn, nhỏ. Mắm có vị mặn đậm đà, thơm mùi ruốc biển được du khách mua về trộn thêm chanh đường để ăn cùng dưa bồn bồn.


Dưa bồn bồn còn chấm với cá kho ăn cơm rất ngon. Nếu dùng không hết, dưa bồn bồn được ngâm trở lại tô nước vo gạo ủ chua để dành ăn nhiều ngày.
Theo danviet.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập310
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm307
  • Hôm nay81,213
  • Tháng hiện tại786,326
  • Tổng lượt truy cập90,849,719
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây