Nhanh nhẹn, hoạt bát, chịu khó là những cảm nhận đầu tiên của phóng viên khi tiếp xúc với anh Dư. Vừa dẫn phóng viên đi thăm quan mô hình nuôi chim bồ câu thương phẩm, anh Dư vừa kể lại câu chuyện bén duyên với con chim này.
Anh Dư kể, sau khi tốt nghiệp Cao Đẳng, anh làm việc cho một công ty ở trên TP. Hà Nội với một mức lương ổn định. Công việc ổn định, ai cũng mừng cho anh, nhưng trong lòng anh cứ xuất hiện niềm ấp ủ muốn về quê lập nghiệp.
Nhờ nuôi chim bồ câu mà anh Đăng Văn Dư có nguồn thu nhập ổn định hơn 10 triệu đồng/tháng.
Trong một lần tình cờ đi chơi, anh được thăm quan mô hình chim bồ câu khiến một thời tuổi thơ từng nuôi loài chim hiền lành này ùa về trong anh, điều đó càng làm anh thích thú và tìm hiểu về loại chim này hơn. Qua quá trình tìm hiểu, anh nhận thấy chim bồ câu khá dễ nuôi và cho hiệu quả kinh tế cao, sau đó anh quyết định bỏ công việc trên Hà Nội để về quê nuôi loại chim này.
Đầu năm 2015, anh quyết định đầu tư chuồng trại một cách bài bản, chuồng nuôi nhốt được lắp đặt đồng bộ, hệ thống máng ăn, máng uống tự động, hệ thống làm mát...Sau đó, anh mua hơn 100 đôi bố mẹ về nuôi thử nghiệm, dù mới đưa vào nuôi thử nhưng đàn bồ câu phát triển tốt và bắt đầu cho hiệu quả kinh tế.
Chim bồ câu Pháp là loại chim nhanh lớn, ít bị bệnh tật, có khả năng sinh sản rất tốt và phù hợp với nuôi nhốt.
Chia sẻ với Dân Việt, anh Dư cho biết, hiện tại gia đình anh đang có hơn 1.000 con chim bồ câu, trong đó chim bố mẹ khoảng gần 300 đôi và số còn lại là chim hậu bị. Trung bình mỗi tháng gia đình anh bán ra thị trường khoảng hơn 100 đôi chim non với giá bán dao động từ 150.000-200.000 đồng/1 đôi. Sau khi trừ hết chi phí, mỗi tháng anh có lãi hơn 10 triệu đồng.
“Hồi còn nhỏ tôi hay nuôi chim trong đó có nuôi con chim bồ câu và đam mê với nó lắm, nhưng lúc đấy không có điều khiện để nuôi. Sau khi mình đi làm tích góp được ít tiền, thấy nuôi loại chim câu này thu nhập cũng khá và cũng muốn lập nghiệp ở quê nên sau đó tôi quyết định bỏ phố về nuôi chim” anh Dư tâm sự.
Trong quá trình nuôi, anh Dư không ngừng học hỏi thêm kinh nghiệm, tham gia vào các lớp tập huấn kiến thức, kỹ thuật nuôi chim bồ câu, cũng như đi thăm quan các mô hình nuôi chim bồ câu cho hiệu quả cao ở trong và ngoài tỉnh.
Cũng theo anh Dư, bồ câu mà gia đình anh đang nuôi là loại bồ câu Pháp, đây là loại bồ câu khá dễ nuôi, ít bị bệnh tật và sinh sản rất nhanh nên cho hiệu quả kinh tế cao. Trung bình nuôi khoảng từ 5-6 tháng là bắt đầu sinh sản, mỗi lứa khoảng 40 ngày và mỗi lứa khoảng 2 con. Trong quá trình nuôi con non, chim bố mẹ vẫn đẻ và ấp trứng.
Anh Đặng Văn Dư khẳng định, so với chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi chim bồ câu Pháp thương phẩm có năng suất cao hơn, không phải suy nghĩ nhiều, vốn đầu tư cho mô hình không cao. Thức ăn của chim bồ câu cũng đơn giản, chủ yếu là cho ăn ngô, cám, gạo lứt... "Thời gian sắp tới, gia đình tôi sẽ xây dựng thêm chuồng trại, nhân đàn thêm để tăng hiệu quả và tăng thêm thu nhập hàng tháng" anh Dư cho hay.
Chim bồ câu nuôi khoảng từ 5-6 tháng là bắt đầu sinh sản, mỗi lứa khoảng 40 ngày và mỗi lứa khoảng 2 con và trong quá trình nuôi con non chim bố mẹ vẫn đẻ và ấp trứng.
Chia sẻ về kỹ thuật giúp đàn chim câu luôn đẻ khỏe, anh Dư chia sẻ, muốn đàn chim đẻ khỏe thì phải tạo điều kiện tốt nhất cho chúng phát triển. Chuồng trại luôn thoáng mát sạch sẽ, thức ăn và nước uống phải đảm bảo chất lương không bị nấm mốc.... Ngoài ra, cần chú ý đến dịch bệnh nên phải thường xuyên khử trùng chuồng nuôi và phòng bệnh cho chim.
Theo Phạm Anh (danviet.vn)
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã