Chúng tôi đến
“Năm nay, gia đình tôi dự kiến thu được khoảng 8 tấn, sản lượng giảm chỉ bằng 1/2 của năm ngoái nhưng giá bán có thời điểm cao gấp đôi so với năm 2012. Có thời điểm đầu vụ, vải sớm bán được 42.000 đồng/kg, còn thời điểm hiện tại giá dao động theo ngày từ 15.000-20.000 đồng/kg” - ông Thắng cho biết. Dù
Vườn vải của ông Nguyễn Văn Thắng ở thôn Trại 3, xã Quý Sơn (Lục Ngạn, Bắc Giang) sản xuất sạch theo VietGAP nhưng bán theo giá chung của thị trường. |
Một gia đình khác cũng nổi tiếng với kinh nghiệm trồng
Dù cũng bị mất mùa như ở
Ông Chu Văn Báo – Trưởng phòng Nông nghiệp phát triển nông thôn huyện Lục Ngạn (
Vải ngon đi Trung Quốc hết
Theo tìm hiểu của chúng tôi, do nhiều yếu tố như giống vải, chất đất, độ chăm sóc… khác nhau, nên ngay ở Lục Ngạn cũng có nhiều loại vải khác nhau, từ đó mỗi loại vải lại có giá thành riêng. Ông Nguyễn Văn Đô, một tiểu thương thu mua vải với số lượng lớn ở thị trấn Chũ (Lục Ngạn) cho biết: “Vải ở Lục Ngạn tạm thời được người mua và người bán phân ra làm 4 loại với giá khác nhau dựa vào màu sắc, kích cỡ, mẫu mã của quả vải. Trong đó, vải loại 1 là vải ngon nhất, quả to, tròn, màu đỏ tươi, cùi dày, hạt bé, không có những vết nám, không bị nứt, không sâu cuống, ăn có vị ngọt sắc…
Chưa xây dựng được thương hiệu cho vải |
“Nếu đạt tiêu chuẩn loại 1, các tiểu thương Trung Quốc đều tìm mua cho bằng được với giá rất cao, như vụ vải năm nay không dưới 20.000 đồng/kg và cao nhất vào đầu vụ còn lên tới 42.000 đồng, còn nếu vải không đạt loại 1 hoặc loại 2 thì có cho không người Trung Quốc cũng không lấy. Do đó, loại vải ngon nhất (loại 1, 2) hầu hết được Trung Quốc thu mua, vải loại 3 được tiêu thụ trong nước tại các thành phố như Hà Nội và TP.HCM, còn vải loại 4 được thu mua để sấy và ép nước hoa quả” - ông Đô cho biết.
Ông Nguyễn Văn Thắng ở thôn Trại 3, xã Quý Sơn có hơn 10 năm đi sâu nghiên cứu trồng vải và mới đây còn áp dụng theo đúng tiêu chuẩn VietGAP cho rằng, hiện người mua chỉ cần biết mẫu mã đẹp để trả giá, không cần biết chất lượng quả vải như thế nào, sản xuất theo VietGAP hay không cũng đều đánh đồng như nhau.
“Quả vải của tôi sản xuất theo hướng VietGAP là phải đảm bảo hơn 10 tiêu chí rất khắt khe, nếu mang đi bất cứ đâu kiểm nghiệm tôi có thể đảm bảo tuyệt đối an toàn. Nhưng do chất đất ở khu vực của tôi có canh tác cao tới đâu thì quả vải cũng không thể to được bằng vải ở một số xã khác nên giá bán vẫn thấp hơn”- ông Thắng nói.
Ông Chu Văn Báo cho biết: “Nhờ có quy trình sản xuất theo VietGAP, chất lượng vải của Lục Ngạn ngày càng được nâng cao, nhưng đúng là hiện mới lo được tiêu chuẩn cho sản xuất, còn tiêu thụ vải VietGAP theo hướng bền vững lại chưa thực hiện được. Chúng tôi cũng đã đẩy mạnh xúc tiến thị trường ở Hà Nội, TP.HCM và nhiều thành phố lớn khác nhưng hiện người dân trong nước chưa chấp nhận vải loại 1, 2 do giá còn quá chênh lệch so với vải loại 3, 4”.
Theo Dân Việt
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã