Nhận biết: Khi bệnh mới phát sinh, ngọn lá lúa biến vàng hoặc có màu đỏ đồng đoạn dài khoảng 1- 2 cm, nhổ thăm thấy rễ màu vàng, ít rễ trắng. Bệnh nặng, nhiều lá phía trên bị đỏ đồng 30- 50% phiến lá, đầu lá táp khô, cây lúa ngừng sinh trưởng, đẻ nhánh ít, bộ rễ màu đen có mùi tanh hôi, không có rễ trắng.
Nguyên nhân: Đất không được khô, ải; trong đất thường bị thiếu ô-xy. Đây là nguyên nhân chính gây nên bệnh nghẹt rễ lúa. Hiện tượng này cũng thường xảy ra khi bón nhiều phân hữu cơ chưa hoai mục như phân chuồng, phân xanh, phân bắc tươi. Trong đất tích tụ nhiều khí độc như CH4, H2S và các ion Fe+2, AL+3… Ngoài ra, khi không đủ ô-xy, các chất hữu cơ phân giải không hoàn toàn, tạo ra các a-xít hữu cơ làm tăng độ chua của đất, ảnh hưởng xấu đến sự hô hấp của rễ, cũng là nguyên nhân của bệnh nghẹt rễ.
Theo nongnghiep.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã