Học tập đạo đức HCM

Quảng Ngãi: Kinh nghiệm từ mô hình nuôi cá mú chấm đen thương phẩm trong lồng

Thứ ba - 19/03/2013 21:18
 
 

Trong những năm qua, nhằm phát huy tiềm năng sẵn có và góp phần tăng thu nhập cho bà con nông ngư dân, thúc đẩy nghề nuôi hải sản biển ngày càng phong phú và đa dạng hơn, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Quảng Ngãi đã xây dựng và triển khai các mô hình nuôi cá mú chấm đen trong lồng tại một số địa phương như: Sơn Tịnh, Bình Sơn, Đức Phổ… Đa phần các mô hình đều mang lại hiệu quả kinh tế đáng khích lệ.

 

Năm 2012, Trung tâm đã xây dựng và triển khai mô hình nuôi cá mú chấm đen thương phẩm trong lồng tại xã Bình Thuận, huyện Bình Sơn. Qui mô thực hiện là 40 m3 với số lượng cá giống thả nuôi là 1.000 con, nguồn cá giống được đánh bắt tại địa phương. Sau 8 tháng nuôi, do thực hiện đúng yêu cầu kỹ thuật nên cá phát triển rất tốt và đã đạt trọng lượng thương phẩm bình quân 800 – 850 g/con, tỷ lệ sống đạt trên 75%, sản lượng thu được trên 600 kg. Với giá bán 250.000-300.000 đồng/kg, mô hình thu lãi hơn 40 triệu đồng. Đây là một trong số các mô hình nuôi cá mú chấm đen thành công và đạt hiệu quả kinh tế trong những năm gần đây.

 

Mặc dù tiềm năng diện tích vùng nuôi biển tại Quảng Ngãi không nhiều so với một số tỉnh khác, nhưng điều kiện tự nhiên tại Quảng Ngãi rất thuận lợi để phát triển nuôi các đối tượng thủy hải sản có giá trị kinh tế. Đây cũng là hướng đi tích cực và phù hợp với định hướng phát triển kinh tế biển của ngành từ nay đến năm 2020.

 

Tuy nhiên, để nghề nuôi cá mú chấm đen trong lồng được phát triển bền vững và đạt hiệu quả cao thì người nuôi cần phải lưu ý các vấn đề sau đây: 

                                         Cá mú chấm đen có tên khoa học là: Epinephelus malabaricus. Đây là một trong những loài cá mú có giá trị kinh tế cao do thịt cá ngon, chứa nhiều hàm lượng dinh dưỡng nên thị trường rất ưa chuộng. Cá lớn tương đối nhanh, kỹ thuật nuôi cũng không phức tạp, khâu quản lý, chăm sóc dễ dàng, giá trị kinh tế mang lại rất cao và sản phẩm dễ tiêu thụ. Nghề này đang thu hút sự quan tâm của nhiều ngư dân trong và ngoài nước. 

 

1. Vị trí nuôi phải thuận lợi

 

Chọn vị trí đặt lồng nuôi ở vùng nước trong sạch, chất đáy cát hoặc cát san hô, ít bùn. Có độ mặn từ 10-30‰ và luôn ổn định. Nguồn nước không bị ảnh hưởng của nguồn nước ngọt do tác động của nước sông vào mùa mưa. Lồng được làm chắc chắn, có lưới bảo vệ bên ngoài. Ðộ sâu đặt lồng từ 1,5 mét nước trở lên. Chọn lồng nuôi cá mú là loại nổi hoặc lồng kín đặt dưới đáy biển, khi thời tiết thuận lợi người nuôi có thể nuôi bằng lồng nổi để dễ quản lý và chăm sóc, vào những mùa mưa gió thì có thể chuyển cá sang nuôi trong lồng kín.

 

2. Áp dụng đúng qui trình kỹ thuật trong suốt quá trình nuôi, cho cá ăn vừa đủ về mặt số lượng cũng như về mặt chất lượng; quản lý và chăm sóc theo đúng yêu cầu kỹ thuật để cá phát triển rất tốt, khoẻ mạnh, chóng lớn. Đưa công tác phòng bệnh lên vị trí hàng đầu với phương châm: " Phòng bệnh hơn chữa bệnh". Lồng nuôi cá phải được chuyển đến chỗ mới sau 2-3 năm nuôi, để đáy nơi đặt lồng có điều kiện phục hồi trở lại.

 

3. Chọn giống và thả giống

 

Một trong những yếu tố rất quan trọng quyết định sự thành công của suốt quá trình nuôi là chất lượng con giống, cần phải tuyển chọn con giống hình dáng cân đối, khoẻ mạnh, không xây xát, các bộ phận không bị tổn thương và không có dấu hiệu nhiễm bệnh để thả nuôi. Vì loài cá mú chấm đen (Epinephelus malabaricus) có tính ưu việt là tốc độ tăng trưởng rất nhanh và có khả năng chịu độ mặn thấp xuống đến 5‰ trong thời gian ngắn. Do vậy khi chọn giống, người nuôi cần phải chọn đúng đối tượng, tránh nhầm lẫn với một số loài cá mú khác. Hiện nay, nguồn giống tự nhiên tại Quảng Ngãi rất dồi dào. Cá giống tự nhiên thu gom tại đại phương có nhiều ưu thế là giá thành vừa rẻ ,vừa có khả năng thích nghi với môi trường rất cao, nhưng do hình thức khai thác và chăm sóc con giống sau khi đánh bắt cũng chưa đảm bảo nên dễ bị ảnh hưởng không tốt đến chất lượng đàn cá giống. Do vậy công tác tuyển chọn đàn cá giống tốt để nuôi và chế độ dinh dưỡng cho cá con sau khi thả là vấn đề luôn phải đặt lên hàng đầu. Kích cỡ giống thả nuôi trong lồng phải trên 12 cm/con và mật độ thả nuôi không quá 25 con/m3.

 

4. Thời vụ thả nuôi: Cần phải thả nuôi sớm, tránh các mùa mưa, bão. Thời điểm thả nuôi thích hợp nhất phải trước tháng 3 dương lịch hàng năm, vào những mùa mưa gió thì nên chuyển cá sang nuôi trong lồng kín.

 

Theo khuyennongvn.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập165
  • Hôm nay47,044
  • Tháng hiện tại705,440
  • Tổng lượt truy cập90,768,833
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây