Học tập đạo đức HCM

Sản phẩm VietGAP nào được hỗ trợ?

Thứ năm - 29/10/2015 12:17
Bạn đọc Trần Thị Dung (Gia Lâm, Hà Nội) hỏi: Sản phẩm nào trong nông nghiệp, thủy sản nuôi trồng theo tiêu chuẩn VietGAP được hưởng chính sách hỗ trợ của Nhà nước? Và được hỗ trợ thế nào?

Luật sư Nguyễn Hồng Bách (Công ty Luật Hồng Bách) trả lời:
 

Ảnh minh họa

Ngày 26.10.2012, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có Thông tư số  53/2012/TT-BNNPTNT, ban hành danh mục sản phẩm nông nghiệp, thủy sản được hỗ trợ theo Quyết định số 01/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về một số chính hỗ trợ việc áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản. Theo đó những sản phẩm sau đây sẽ được hưởng chính sách hỗ trợ này:

-  Sản phẩm trồng trọt: Rau, quả, chè, cà phê, hồ tiêu, lúa.

- Sản phẩm chăn nuôi: Lợn, gia cầm, thủy cầm, bò sữa, ong.

-  Sản phẩm thủy sản: Cá tra, tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cá rô phi.

Tuy nhiên để được hưởng chính sách hỗ trợ, theo quy định tại Điều 1, Thông tư số  53/2012/TT-BNNPTNT thì sản phẩm đó phải đáp ứng ứng 2 điều kiện sau:

1. Sản phẩm đã có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất, sơ chế hoặc VietGAP hoặc GAP khác hoặc tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ do Bộ Khoa học và Công nghệ công bố hoặc tiêu chuẩn nông nghiệp hữu khác được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận cho áp dụng.

2. Sản phẩm chủ lực có thị trường tiêu thụ trong nước hoặc xuất khẩu.

Về chính sách hỗ trợ (Điều 5, Quyết định số 01/2012/QĐ-TTg): Ngân sách nhà nước đầu tư 100% kinh phí về điều tra cơ bản, khảo sát địa hình, phân tích mẫu đất, mẫu nước, mẫu không khí để xác định các vùng sản xuất tập trung thực hiện các dự án sản xuất nông lâm thủy sản áp dụng VietGAP do cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Bên cạnh đó ngân sách nhà nước hỗ trợ: Không quá 50% tổng vốn đầu tư xây dựng, cải tạo; đào tạo, tập huấn cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, cán bộ khuyến nông các cấp; dạy nghề cho lao động nông thôn áp dụng VietGAP trong sản xuất, sơ chế sản phẩm an toàn; biên soạn, in ấn tài liệu, biểu mẫu phục vụ các lớp đào tạo, tập huấn; kinh phí thuê tổ chức chứng nhận đánh giá để được cấp giấy chứng nhận sản phẩm an toàn; hỗ trợ các hoạt động xúc tiến thương mại và được hưởng các chính sách hỗ trợ và ưu đãi khác theo các quy định hiện hành.

Theo danviet.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập391
  • Hôm nay82,780
  • Tháng hiện tại787,893
  • Tổng lượt truy cập90,851,286
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây