Học tập đạo đức HCM

Sâu cuốn lá nhỏ hoành hành lúa hè thu Cẩm Xuyên

Thứ bảy - 03/08/2013 04:44
Vừa thở phào nhẹ nhõm vì hạn hán không “ghé thăm” thì trên đồng ruộng hè thu Cẩm Xuyên lại phải đối mặt với sự hoàng hành của sâu cuốn lá nhỏ. Đã ở lứa thứ hai, hiện nay toàn huyện có đến 635 ha bị nhiễm với mật độ cục bộ có nơi lên đến gần vài nghìn con trên 1m2. Hậu quả của sự bùng phát diện rộng này, một phần là do ý thức chủ quan của chính quyền cơ sở và người sản xuất…

 

Vào thời điểm này, bằng mắt thường chúng tôi có thể dễ dàng phát hiện những ruộng lúa bị tổn thương do sâu cuốn lá nhỏ. Biểu hiện chung là cây lúa bị “ăn” lụi, khô dần và cụt ngũn. Nơi nặng, thậm chí còn chẳng thể nhìn ra màu của lúa, cả ruộng lúa cháy khô, xoắn xít lại thành từng đám lớn, lốm đốm giữa cánh đồng.

Ông Lâm Xuân Thái, Phó phòng Nông nghiệp Cẩm Xuyên lội ruộng nhổ một cây lúa và bóc ra một con sâu có màu nâu sáng: “Đây là con sâu cuốn lá nhỏ tuổi 4, tuổi 5. Thường thì thời điểm phun phòng trừ hiệu quả nhất là ở tuổi 1, tuổi 2 vì lúc đấy mức độ gây hại chưa rõ ràng, dễ kiểm soát còn ở chặng phát triển như hiện nay thì có phun cũng không còn tác dụng nữa. Những ruộng lúa như thế này, có thể là do phun phòng trừ muộn hơn thời gian khuyến cáo, năng suất thất thu 40%- 50% là điều chắc chắn! Khoảng 1 tuần nữa, lứa sâu tiếp theo sẽ được hình thành, nếu không có biện pháp phòng trừ sớm, mức độ thiệt hại sẽ càng khó kiểm soát”.

Hiện nay, tổng diện tích nhiễm sâu cuốn lá nhỏ trên toàn huyện Cẩm Xuyên là 635 ha, cao nhất tỉnh (toàn tỉnh gần 1000 ha) với mật độ trung bình từ 50- 300 con/m2 phân bố rải rác ở tất cả các xã. Có nơi cục bộ có thể lên tới 1500- 1800 con/m2, mật độ cao đã làm cháy khoảng 10- 15 ha lúa hè thu.

Sâu cuốn lá nhỏ hoành hành lúa hè thu Cẩm Xuyên

Nhiều diện tích lúa ở xã Cẩm Thịnh cháy lụi vì sâu cuốn lá nhỏ phá hoại

Được biết, theo công văn khuyến cáo của huyện thì thời điểm phun phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ lứa 2 là từ 17- 22/7 (đầu thời kỳ sinh trưởng của sâu). Thế nhưng, không phải địa phương nào cũng chấp hành nghiêm túc hướng dẫn. Ông Chu Văn Chinh, Chủ tịch UBND xã Cẩm Hưng cho biết: “Phát hiện từ ngày 22- 23/7 nhưng thời điểm này trùng với những ngày mưa nên bà con không thể tiến hành phun thuốc được. Bên cạnh đó, do tập quán bón thừa đạm của người dân nên đã tạo điều kiện cho sâu tích lũy và phát triển. Toàn xã có khoảng 15 ha bị sâu cuốn lá phá hoại”. Tất nhiên, không thể loại trừ yếu tố khách quan nhưng nếu chính quyền sở tại phản ứng linh hoạt hơn thì chắc có lẽ tình hình xâm hại của sâu đã được phát hiện và xử lý hiệu quả hơn!

Điều đáng quan tâm là loài sâu cuốn lá này mang tính chất gối lứa. Khi lứa sâu trưởng thành phát triển đến hết chu kỳ, chúng sẽ tự vũ hóa thành bướm sâu và thực hiện vòng đời tiếp theo. Đó là lý do vì sao trên cùng một cánh đồng lại xuất hiện nhiều loại tầng tuổi, có cả trứng nhộng, sâu tuổi 1, tuổi 2 và tuổi 3, tuổi 4. Chính vì vậy, nếu chủ quan, hời hợt thì công tác phòng trừ không thể phát huy tác dụng. Bà Trương Văn Bình, thôn 14, xã Cẩm Thịnh cho biết: “Nhà tôi làm 1,2 mẫu lúa. Đến hôm nay nữa là đợt phun thuốc thứ 3 rồi, lúa từ màu úa đã trở lại màu xanh nhưng tôi vẫn lo lắm. Ngày nào cũng thăm đồng để kiểm tra lứa sâu mới”.

Sâu cuốn lá nhỏ hoành hành lúa hè thu Cẩm Xuyên

Những ruộng lúa như thế này chỉ còn lại khoảng 50% năng suất

Cũng theo một số bà con nông dân, đại dịch sâu cuốn lá nhỏ hồi 2010 mặc dù diễn ra trên diện rộng nhưng thời điểm đó mới chỉ nằm ở giai đoạn đẻ nhánh của cây lúa. Sau khi phun trừ, các lá công năng được đền bù lứa mới, nhiều diện tích lúa vẫn có thể phục hồi. Còn năm nay, dù chỉ diễn ra cục bộ, diện tích nhỏ nhưng mức độ thiệt hại năng suất khá lớn vì các trà lúa đã ra đòng, vài nơi đã bắt đầu trổ, cây không đủ thời gian để phục hồi. Nói cách khác, nơi nào đã xảy ra hiện tượng khô lụi thì đành chấp nhận mất trắng để tập trung bảo vệ an toàn diện tích còn lại.

Nói là vậy, song tư tưởng “nước đến chân mới nhảy” vẫn khá phổ biến trong đại bộ phận nông dân. Một phần do chây ì, phải lúc sâu bệnh tấn công rộ trên đồng ruộng mới “tất tả” phun trừ. Phần khác là xuất phát từ hiểu biết hạn chế, không biết sâu bệnh đã tấn công ngay cả khi lúa chưa ngả màu. Thế mới nói, sự vào cuộc kịp thời, quyết liệt của chính quyền sở tại không thể chỉ được nhìn nhận ở vào thời điểm dập dịch mà phải là cả quá trình theo dõi, phát hiện và chỉ đạo phòng trừ kịp thời.

Nguyễn Oanh
Theo baohatinh.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập386
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm384
  • Hôm nay48,004
  • Tháng hiện tại753,117
  • Tổng lượt truy cập90,816,510
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây