Ông Nguyễn Văn Thống, ấp Tân Phong, xã Phong Điền, huyện Trần Văn Thời là hộ dân rất thành công với mô hình nuôi sò huyết. Ông đang phát triển nhân rộng mô hình này trong đầm Thị Tường.
Vụ sò huyết vừa rồi, từ đầu năm đến nay ông đã thu được hơn tỷ bạc. Ông Thống là một trong những hộ dân đầu tiên nảy ra ý định nuôi sò trong đầm Thị Tường.
Ông cho biết: "Năm nay tôi bội thu như vậy là do giá sò huyết khá cao, loại 60-65 con/kg có giá tới 80 ngàn đ/kg, loại 80 con/kg giá khoảng 65 đ/kg…, cùng thời điểm này năm trước giá sò huyết loại 60-65 con giá chỉ khoảng 70 ngàn đ. Đợt vừa rồi, tôi thu hoạch 10 tấn sò thương phẩm, giá trung bình 70 ngàn đ/kg bán cho các thương lái trên Sài Gòn, thu được khoảng 700 triệu đồng".
Người dân thu hoạch sò trong đầm Thị Tường
Vốn là người gốc An Minh (Kiên Giang), đã từng rất thành công với việc phát triển nuôi sò huyết ở vùng đất quê hương mình. Năm 2012, để phát triển nhân rộng thêm mô hình này, ông Thống được sự giới thiệu của bạn bè tìm đến vùng đất Trần Văn Thời để khởi nghiệp.
Ông đã bắt tay vào làm mô hình được hơn 2 năm, trải qua 2 vụ, năm đầu do chưa nắm vững về điều kiện môi trường nơi đây, đặc biệt là nguồn nước nên sản lượng không đạt, cộng với giá sò thấp nên ông thất thu. Tuy nhiên vụ này ông bội thu, thắng lớn.
Sò huyết được giá còn mang lại niềm vui cho các hộ dân nuôi tôm tự nhiên ở huyện Năm Căn. Bên cạnh việc nuôi tôm cua theo hướng truyền thống, các hộ dân ở đây còn kết hợp nuôi sò huyết trong vuông để tăng thêm nguồn thu nhập. “Trên dịch tích hơn 2 ha, tôi thả 100 kg sò giống, thu hoạch gần 400 kg sò thương phẩm, nhờ giá cao, sau khi trừ chi phí còn lãi trên 20 triệu đồng”. Ông Nguyễn Thanh Bào, hộ dân nuôi sò trong vuông tôm tự nhiên ở xã Lâm Hải nói. |
Theo ông, đầu ra đến thời điểm này ổn định, nguồn thức ăn tự nhiên trong môi trường ở đây phong phú, ít tốn kém chi phí, chủ yếu chỉ tốn vốn đầu tư cho con giống và tiền thuê nhân công.
Do làm trên diện tích rộng khoảng 20 ha, nên khó khăn lớn nhất trong việc làm mô hình nuôi sò huyết là công trông coi, quản lý diện tích nuôi.
Ông phải thuê thêm 5 người để đảm bảo cho công tác trông coi và thu hoạch được ổn định. Nếu cứ giữ giá sò huyết cao như hiện tại, hằng năm ông hướng tới lợi nhuận khoảng trên tỷ đồng.
Tương tự, nhiều hộ dân nuôi sò huyết tại xã Phong Điền cho biết: Sò huyết là đối tượng dễ nuôi, rủi ro thấp. Cách làm cũng rất đơn giản, chỉ cần dùng lưới chủ vây quanh diện tích nuôi để giới hạn không gian nuôi sò.
Lưới chủ chỉ cần cao hơn mặt xình khoảng 0,2 m không cho sò ra bên ngoài là được. Không cần cho ăn hay hoạt động chăm sóc nào khác, chỉ cần trông coi đến khi thu hoạch. Năm nay vừa trúng sản lượng vừa được giá nên mọi người ai cũng phấn khởi.
Bên cạnh việc sò thương phẩm được giá, sò giống cũng có giá khá cao. Ông Nguyễn Văn Nhân, một hộ dân ở xã Phú Mỹ, huyện Phú Tân chuyên đi mua sò cám về ương để phân phối cho dân địa phương nuôi, cho biết:
"Tôi mua sò cám tại thị trấn Sông Đốc (huyện Trần Văn Thời) hoặc lên Kiên Giang, Bạc Liêu lấy về. Con sò cám thời điểm này có giá cao, loại 200 ngàn con/kg giá 3 triệu đ/kg, loại 5000 con/kg có giá lên đến 7 triệu đ/kg".
Còn sò huyết giống ông Nhân bán lại cho người dân địa phương nuôi loại 300 – 400 con/kg có giá từ 60 – 65 ngàn đ, loại 1000 con giá trên 100 ngàn đồng/kg (giá sò con càng lớn càng rẻ tiền).
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã