QĐ 673 là một thành công lớn của tư duy lãnh đạo, tổ chức quản lý, quản trị, mở ra cơ hội lớn cho Hội Nông dân (ND) hoạt động, đem lại lợi ích thiết thực cho ND, nông nghiệp, nông thôn. Song ý nghĩa của QĐ 673 chỉ thành hiện thực khi ban thường vụ và người đứng đầu (Chủ tịch Hội ND, trưởng phó các phòng, ban, giám đốc trung tâm) biết chớp lấy thời cơ, biết liên kết ngang (bên ngoài), liên kết dọc (bên trong tổ chức hội) và thể hiện bản lĩnh lãnh đạo, tổ chức thực hiện.
Nếu nhận định, đánh giá của cán bộ Hội ND ở địa phương là một thực tế khách quan thì điều đó cũng chứng tỏ rằng, việc liên kết bên ngoài với các ngành: Công thương, Thông tin và Truyền thông, VHTTDL và Nông nghiệp còn yếu ở cấp tỉnh và cấp huyện, cấp trung ương còn có mặt hạn chế; việc liên kết bên trong chưa có được một kế hoạch căn cơ về xây dựng lực lượng và nâng cao năng lực hành động.
Có thể còn nhiều ý kiến khác nhau về nhận định trên, song lấy kết quả từ sự “tăng tốc khá ngoạn mục” của Quỹ Hỗ trợ ND để so sánh: Khi chưa có QĐ 673, tổng nguồn vốn là 547,453 tỷ đồng; trong đó quỹ trung ương là 50,180 tỷ, các tỉnh là 497,272 tỷ đồng. Đến ngày 31.11.2014, tổng nguồn quỹ đạt 1.690,714 tỷ đồng, tăng 300%; trong đó, quỹ trung ương là 466,829 tỷ, quỹ các tỉnh 1.223,885 tỷ đồng. Ngoài nguyên nhân giỏi về cách tận dụng cơ hội, hành động kịp thời về liên kết ngang, Ban Điều hành Quỹ đã sớm nhận ra vấn đề, chủ động đi trước việc ban hành điều lệ, quy chế hoạt động, đổi mới phương thức cho vay về cả quy mô và đối tượng; tổ chức tập huấn, bồi dưỡng, nâng cao năng lực nghiệp vụ cho cán bộ; tăng cường kiểm tra, kiểm soát, gắn quản lý đồng tiền với quản trị nhân sự, công việc. Rõ ràng, việc liên kết dọc đã tạo ra tính chủ động, đủ sức là “đối tác”, tiếp nhận nguồn lực bên ngoài và vận hành một cách trơn tru.
Với ý nghĩa và tầm quan trọng, QĐ 673 cần được sơ kết sau 5 năm thực hiện ở từng địa phương và mỗi cấp Hội. Từ kết quả 4 năm hoạt động, từ yêu cầu của nhiệm vụ “Tái cơ cấu nông nghiệp, tăng thu nhập cho ND, xây dựng Hội ND vững mạnh”; thiết nghĩ, năm 2015 này, QĐ 673 cần tập trung vào 2 điểm then chốt: Một là, khai thông và làm chuyển biến mạnh tới cấp huyện, cấp cơ sở. Hai là, nỗ lực liên kết ngang, liên kết dọc để tạo nguồn lực mới về tài chính; trong 2 điều trên, vai trò của ban thường vụ, của người đứng đầu tổ chức Hội ND ở mỗi cấp và các trưởng, phó phòng, ban, giám đốc trung tâm là then chốt. Thời cơ và liên kết vẫn rộng mở - vấn đề còn lại là năng lực và quyết tâm của cán bộ mà thôi!
Theo danviet.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc kiện toàn BCĐ các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025
Kế hoạch Thông tin, tuyên truyền cải cách hành chính của Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới tỉnh năm 2025
Báo cáo kết quả công tác tập huấn, bồi dưỡng về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025
Triển khai Kế hoạch số 323/KH-UBND ngày 10/7/2024 của UBND tỉnh về thực hiện Kết luận số 70-KL/TW ngày 31/01/2024 của Bộ Chính trị về phát triển TDTT trong giai đoạn mới
Kết luận của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU, ngày 15/7/2021 của Tỉnh ủy về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Đề án “Thí điểm xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn NTM giai đoạn 2021-2025
Về việc kiện toàn BCĐ các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025
Kế hoạch Thông tin, tuyên truyền cải cách hành chính của Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới tỉnh năm 2025
Báo cáo kết quả công tác tập huấn, bồi dưỡng về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025
Triển khai Kế hoạch số 323/KH-UBND ngày 10/7/2024 của UBND tỉnh về thực hiện Kết luận số 70-KL/TW ngày 31/01/2024 của Bộ Chính trị về phát triển TDTT trong giai đoạn mới
Kết luận của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU, ngày 15/7/2021 của Tỉnh ủy về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Đề án “Thí điểm xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn NTM giai đoạn 2021-2025