Học tập đạo đức HCM

Thông tin sản xuất và tiêu thụ gạo một số nước trong tháng 7/2013

Thứ tư - 24/07/2013 06:18
Bộ Nông nghiệp Mỹ vừa hạ thấp dự báo lượng gạo xuất khẩu của Thái Lan từ 7,5 triệu tấn xuống còn 7 triệu tấn do lượng gạo giải phóng trong kho chậm và giá bán thiếu cạnh tranh. Dự báo này thấp hơn 12% so với mục tiêu của chính phủ Thái phải xuất 8-8,5 tấn/ha. Lượng gạo xuất khẩu của Thái theo dự báo này tăng 55.000 tấn so với lượng 6,9 triệu tấn xuất năm 2012, năm 2011 Thái Lan đã từng xuất được 10,6 triệu tấn gạo. Bộ Nông nghiệp Mỹ cũng dự báo xuất khẩu gạo của Ấn Độ năm 2013 đạt 9 triệu tấn, tiếp tục dẫn đầu thế giới, Việt Nam được xếp hạng nhì với 7,4 triệu tấn.

1. Thái Lan

Giá gạo xuất khẩu của Thái Lan trong tháng 7 giảm 5 USD/tấn nên giá gạo Thái chỉ cao hơn gạo của Pakistani và Ấn Độ khoảng 10-30 USD/tấn, cao hơn giá gạo Việt Nam 100 USD/tấn, thấp hơn gạo Mỹ 150 USD/tấn. Thái Lan hy vọng sẽ phục hồi xuất khẩu gạo đồ, tăng từ 1,5 triệu tấn năm 2013 lên 2,5 triệu tấn năm tới. Năm 2001 Thái Lan xuất khẩu được 2-2,5 triệu tấn gạo đồ sấy, gấp năm lần so với Ấn Độ vào thời điểm đó. Năm 2012, Ấn Độ xuất khẩu được 2,3 triệu tấn gạo đồ. Gạo đồ Ấn Độ 5% tấm giá 425 USD/tấn, trong khi gạo đồ Thái là 535 USD / tấn, chênh lệch đến 110 USD/tấn khiến gạo Thái khó cạnh tranh

Chương trình mua lúa hỗ trợ  nông dân Thái Lan với giá 500 USD / tấn đang bị điều tra về tham nhũng. Trong  đợt khảo sát 27 nhà máy tham gia chương trình, đã phát hiện bốn nhà máy gạo không có kho hoặc kho bị mục nát. Tám nhà máy khác lại tồn trữ lúa thay vì gạo. Dư luận cho rằng báo cáo trên chỉ là "đỉnh của tảng băng trôi". Kết quả này làm đảng cầm quyền Pheu Thai Party (PTP) bị đảng đối lập leo thang chỉ trích. Đảng PTP đã bác bỏ các cáo buộc trên, họ tuyên bố tham nhũng từ bên ngoài đảng và hiện đang cố gắng để tạo ra ấn tượng rằng việc tổ chức thanh tra trên để nhằm trấn áp tham nhũng.

Ủy ban lúa gạo quốc gia Thái đã đề nghị giá thu mua gạo trắng loại thường phải giảm 20%, còn 12.000 baht/tấn (khoảng 386 USD/tấn tương đương 8.185 đồng/kg) và đã đặt khung thu mua tối đa là 500.000 baht/hộ (khoảng 16.000 USD tương đương 41 tấn gạo). Nhưng đại diện của Hiệp hội Nông dân trồng lúa Thái (Thai Rice Farmers Association), Hiệp hội Phát triển Nông dân Thái (Thai Farmers Promotion Association - TFPA) và Hội Nông dân Thái Lan (Thai Farmers Association - TFA) chỉ đồng ý hạ giá lúa thường 10%  từ 15.000 baht/tấn  (khoảng 482 USD/tấn tương đương 10.220 đồng/kg) xuống còn 13.500 baht/tấn  (khoảng 434 USD/tấn tương đương 9.200 đồng/kg) cho vụ lúa 2013-14, bắt đầu từ tháng 10/2013. Các tổ chức nông dân cho rằng việc giảm 10% sẽ giúp giảm bớt gánh nặng tài chính của chính phủ (chính phủ phải bù lỗ ước tính khoảng 7 tỷ USD đến tháng 1/2013). Đại diện nông dân đề nghị số tiền mua lúa cho mỗi hộ không quá 400.000 baht (khoảng  13.000 USD hay không trên 30 tấn gạo). Các tổ chức hiệp hội nông dân cũng kêu gọi chính phủ giảm giá nhiên liệu, chi phí sản xuất kể cả giảm lãi suất cho vay của Ngân hàng Nông nghiệp và Hợp tác xã Nông nghiệp (BAAC). Họ thông báo giảm giá thu mua 10% vẫn còn cần phải được sự chấp thuận của người nông dân trên cả nước. Sở Thương mại lại cho rằng giảm giá mua 10% vẫn còn thấp và sẽ được xem xét bởi các Bộ có liên quan vào cuối tháng 7.

Khó khăn khác là vào đầu tháng 7, các phương tiện truyền thông ở Thái Lan loan báo một số mẫu gạo (một bao trong số 46 bao gạo lấy mẫu) Thái Lan có dư lượng thuốc xông hơi kho vựa trừ mọt gạo vượt quá mức cho phép. Thông tin này làm gia tăng mối quan ngại của công chúng và các nhà nhập khẩu.

“Phải mất 20 năm để xây dựng một thương hiệu danh tiếng và chỉ cần năm phút để phá hủy nó" là một trích dẫn nổi tiếng của đầu tư Warren Buffett. Trước khi Đảng Pheu Thai, Thái Lan có một danh tiếng vững chắc về chất lượng và là nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới trên 10 triệu tấn mỗi năm. Chính phủ đã nhanh chóng hành động kịp thời bằng cách chứng minh gạo Thái nhất rất an toàn. Bà Thủ tướng Thái tự nếm gạo từ các kho bị nghi ngờ vào tuần trước để khôi phục lại lòng tin người tiêu dùng trong và ngoài nước.  Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của LHQ (FAO) đã đề nghị giúp đỡ cho chính phủ Thái Lan để giúp đảm bảo rằng gạo Thái Lan là an toàn cho tiêu dùng. Những bao gạo có dư lượng thuốc xông hơi vượt quá mức cho phép sẽ dễ dàng loại bỏ bằng cách sấy gạo hệ thống hở cho một vài ngày trước khi đóng gói.

Ngân hàng Nông nghiệp và Hợp tác xã Nông nghiệp (BAAC) của Thái Lan đã đề xuất cho phép các máy xay tư nhân được tham gia đấu thầu trong chương trình hỗ trợ thu mua lúa niên vụ 2013-14 nhằm giảm gánh nặng tài chính của chính phủ. Trong đề xuất này, khoảng một nửa sản lượng lúa của niên vụ 2013-14 sẽ được bán đấu giá cho các nhà máy xay xát và chính phủ sẽ mua nửa còn lại. Các chủ nhà máy này sẽ được vay vốn từ các ngân hàng thương mại. Đề nghị trên dự kiến ​​sẽ được Ủy ban chính sách gạo quốc gia xem xét vào cuối tháng 7. Bộ Nông nghiệp Mỹ dự báo sản lượng gạo Thái Lan niên vụ 2013-14 khoảng 21 triệu tấn. Thái Lan vẫn giữ mục tiêu xuất khẩu gạo cho năm 2013 không thay đổi ở 8-8,5 triệu tấn và cho biết sẽ không bán gạo dự trữ với giá thấp.

2. Trung Quốc

Các chuyên gia kinh tế dự báo sản lượng lúa Trung Quốc năm 2013 đạt 203 triệu tấn, nhập khẩu 3,7 triệu tấn, và tiêu thụ 202 triệu tấn. Lượng lúa tồn trữ đến cuối năm 2013 ước lượng khoảng 92,65 triệu tấn, tỷ lệ dự  trữ /tiêu thụ là 46%.

Lượng lúa tồn kho của Trung Quốc ước khoảng 102,3 triệu tấn, bao gồm: dự  trữ kho nhà nước (ước lượng 63 triệu tấn), Kho nhà nước xay xát (11.3 triệu tấn), kho doanh nghiệp (12 triệu tấn), và kho các trang trại (16 triệu tấn). Lượng lúa tồn trữ thấp nhất vào tháng 5 và cao nhất vào tháng 11. Các tính toán trên dựa trên tỷ lệ xay chà là 68%, 100 tấn lúa sẽ cho ra 68 kg gạo trắng. Giá lúa thu mua cho vụ mùa thu hoạch trong thời gian tới vào tháng 9 được ấn định ở mức 2.610 tệ/tấn (khoảng 426 USD/tấn, tương đương 9.030 đồng/kg). 

Dự báo diện tích lúa niên vụ 2013-14 dự kiến đạt 31 triệu ha, sản lượng 208 triệu tấn lúa, tăng 2% so với năm trước. Lúa dự  trữ ước đạt 98,99 triệu tấn, tăng 6,34 triệu tấn hay 7% và y/y, tỷ lệ dự  trữ /tiêu thụ tăng lên 48%.

Về vụ bê bối gạo phát hiện hàm lượng cadium trong gạo tại nhiều nơi của Trung Quốc, chính phủ Trung Quốc đã xác nhận rằng do một phần thượng nguồn của sông Hejiang đã bị ô nhiễm bởi talium và cadmium. Khai thác khoáng sản bất hợp pháp đang được cho là nguyên nhân gây ra ô nhiễm.

3. Việt Nam

Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) cho biết đến ngày 18/7/2013, Việt Nam  đã xuất khẩu trên 3,72 triệu tấn gạo với tổng kim ngạch ước đạt 1,6 tỷ USD (giá FOB), giá bình quân 430 USD/tấn. Lượng gạo xuất được từ 1-18/7/2013 đạt 241.668 tấn, trị giá 95.000.000  USD với giá 393 USD/tấn, đạt mức thấp nhất kể từ tháng 8/2010. Việt Nam đặt mục tiêu 7,5 triệu tấn trong năm 2013, giảm khoảng 2% so với khoảng 7,7 triệu tấn gạo xuất khẩu năm 2012.

Cũng theo VFA, giá lúa ở đồng bằng sông Cửu Long phổ biến khoảng 4.950 - 5.550 đồng / kg (tương đương 230-258 USD / tấn). Gạo 5% tấm giá 6,800-6,900 đồng / kg (tương đương 316 - 321 USD / tấn), và gạo 25% giá 6,250 - 6,350 đồng / kg (tương đương 291 - 295 USD / tấn). Diện tích lúa Hè thu đã đạt 1,685 triệu ha đến ngày 117/2013.

Do tình hình tiêu thụ lúa gặp khó khăn, các nhà khoa học Việt Nam và quốc tế khuyến cáo nên từ bỏ vụ lúa ba ở đồng bằng sông Cửu Long. Theo một báo cáo của Khoa Lâm nghiệp và Môi trường của Đại học Yale cho rằng đê thủy lợi và cống ngăn mặn ở các cửa sông đã góp phần làm mất đa dạng sinh học của rừng ngập mặn ven biển giúp bảo vệ bờ biển khỏi tác hại của sóng biển. Họ đề xuất kiểm soát lũ thượng nguồn theo hướng để phù sa bồi đắp vùng đồng bằng, phá bỏ các đê cát ngăn mặn dọc duyên hải nhằm phát triển môi trường  rừng ngập mặn và tạo ra một bờ biển năng động hơn để cải thiện lưu thông của các hệ thống nước mặn và nước ngọt. Báo cáo còn cho rằng nông dân trồng lúa đồng bằng sông Cửu Long không có lợi ích gì đáng kể khi canh tác lúa vụ 3: (1) gạo chất lượng thấp, chỉ bán cho các thương lái với giá 16 cent / kg (chỉ có 3.400 đồng/kg), không bù đắp chi phí thuốc trừ sâu và phân bón; (2) môi trường và đặc biệt là độ phì đất suy thoái nhanh chóng sau vài vụ canh tác; (3) các chuyên gia Ngân hàng Thế giới cho rằng canh tác lúa vụ 3 đồng nghĩa với việc hy sinh lợi ích của người nghèo nhất cho những người giàu trong thực hiện an ninh lương thực, có được hạt gạo bằng mọi giá để bán cho nước giàu.

4. Pakistan     

Lượng gạo xuất khẩu của Pakistan niên vụ 2012-13 (tháng 7 đến tháng 6) đã giảm còn 3,1 triệu tấn, giảm 14% so với 3,62 triệu tấn niên vụ 2011-12. Giá trị xuất khẩu gạo trong niên vụ 2012-13 cũng không đạt mục tiêu 2 tỷ USD, chỉ đạt 198 triệu USD, giảm khoảng 1% so với khoảng 2 tỉ niên vụ trước đó.

Theo Cục Thống kê Pakistan (PBS), gạo basmati xuất khẩu niên vụ 2012-13 chỉ đạt 593.257 tấn, giảm khoảng 35% so với 920.282 tấn niên vụ 2011 -12. Giá trị xuất khẩu gạo basmati chỉ còn 608 triệu USD,  giảm khoảng 25%  so với 815 triệu USD của niên vụ trước. Xuất khẩu loại gạo thường niên vụ 2012-13 đạt 2,5 triệu tấn, giảm khoảng 7% so với khoảng 2,7 triệu tấn niên vụ trước. Tuy nhiên, thu nhập từ xuất khẩu gạo thường lại đạt 137 triệu USD, tăng 10%  so với 125 triệu của niên vụ trước.

5. Philippines

Cơ quan Lương thực Quốc gia Philippines (Philippines National Food Authority - NFA) cho biết lượng gạo trong nước có đủ để đối phó với các tháng mưa bão từ tháng 8/2013 trở đi. Theo NFA, tồn kho gạo trong nước  (bao gồm kho dự  trữ  của NFA, hộ gia đình, và các doanh nghiệp) đến tháng 7/2013 đạt 2,4 triệu tấn, đủ để kéo dài 71 ngày trên cơ sở tiêu thụ trong nước hàng ngày khoảng 34.000 tấn gạo. Bộ Thương mại cho biết  Philippines sẽ hạn chế nhập khẩu gạo trong năm nay còn 350.000 tấn theo Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Philippines đã mua khoảng của Việt Nam 187.000 tấn  gạo 25%  tấm giá 459,75 USD/tấn tương đương 9.7590 đồng/kg).

Sản xuất lúa trong nước tăng đã giúp Philippines giảm nhập khẩu gạo từ 860.000 tấn trong năm 2011 xuống còn 500.000 tấn vào năm 2012. Trong năm 2013, sản xuất lúa gạo ở Philippines dự kiến ​​sẽ đạt khoảng 20 triệu tấn, tăng  11%  so với 18 triệu tấn năm 2012.  

Cơ quan  Lương thực Quốc gia Philippines tung ra thị trường gạo trắng cao cấp với giá 32 peso/kg (tương đương 736 USD/tấn hay 15.600 đồng/kg ) ở các siêu thị Metro ở thủ dô Manila nhằm khống chế giá gạo đang tăng từ tháng 7 đến tháng 9. Giá loại gạo thông thường cũng được khống chế ở mức 27 peso/kg (tương đương 620 USD/tấn hay 13.150 đồng/kg).. Theo Cục Thống kê Nông nghiệp (BAS) sản lượng lúa thu hoạch trong nước từ tháng 7-9 giảm do mưa bão, giá bán sỉ gạo thường của ở tuần thứ 2 tháng 7/2013 là 31.42 peso/kg  (khoảng 725 USD/tấn tương đương 13.380 đồng/kg), tăng khoảng 3,5% so với năm ngoái. Giá bán lẻ gạo thường 33.33 peso/kg (khoảng 770 USD/tấn tương đương 16.540 đồng/kg), tăng khoảng 3,4% so với năm ngoái. Giá bán sỉ gạo cao cấp 34,25 peso/kg (khoảng 796 USD/tấn tương đương 16.870 đồng/kg), tăng khoảng 3,35% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi giá bán lẻ loại này là 36.27 peso/kg (khoảng 837 USD/tấn tương đương 17.760 đồng/kg), tăng khoảng 2,5% so với năm ngoái.

6. Indonesia

Tại Indonesia, người dân đang có xu thế chuyển từ ăn gạo sang ăn mỳ do giá gạo và lạm phát quá cao. Indonesia là nước sản xuất lúa đứng hàng thứ tư trên thế giới, đạt khoảng 37 triệu tấn gạo/năm. Tuy nhiên nước này lại phải nhập mỗi năm trên 40 triệu tấn gạo. Chủ trương chung của chính phủ là cố gắng giảm lượng gạo nhập khẩu xuống 66% trong vòng 2 năm từ 3 triệu tấn gạo năm 2011 xuống còn 1 triệu tấn gạo năm 2013. Tuy nhiên giá gạo lại tăng 23% trong cùng thời kỳ trên, từ 6.800 rupees/kg (khoảng 672 USD/tấn tương đương 14.250 đồng/kg) tháng 9/2010 lên 8.400 rupees /kg (khoảng 830 USD/tấn tương đương 17.600 đồng/kg) tháng 7/ 2013. Để so sánh, giá mỳ chỉ tăng có 21%, từ 7.500 rupees /kg (khoảng 740 USD/tấn tương đương 15.690 đồng/kg) tháng 9/2010 lên 8.100 rupees /kg (khoảng 800 USD/tấn tương đương 16.960 đồng/kg) tháng 7/ 2013. Giá gạo hiện tại cao hơn giá mỳ 3%, mặc dù Indonesia phải nhập khẩu toàn bộ lúa mỳ. Indonesia hiện nhập khẩu 7,5 triệu tấn lúa mỳ năm 2013, tăng 25% so với năm 2012. Hiện Indonesia là nước nhập khẩu lúa mỳ đứng hạng nhì thế giới và dự báo sẽ đứng đầu thế giới trong vòng 5 năm tới do người dân đang có xu thế chuyển từ cơm sang mỳ sợi trong bữa ăn hàng ngày do giá gạo và giá nhiên liệu tăng cao trong tình hình kinh tế lạm phát.

 

ThS. Nguyễn Phước Tuyên

Nguồn: bannhanong.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập177
  • Hôm nay47,044
  • Tháng hiện tại705,858
  • Tổng lượt truy cập90,769,251
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây