Học tập đạo đức HCM

Tỷ phú cá tra còn sót lại

Thứ tư - 06/05/2015 23:07
Trong khi nhiều tỷ phú cá tra miệt sông nước miền Tây dần trở thành “Chúa Chổm” khi ngành cá tra bắt đầu lao dốc từ năm 2008, thì ông Nguyễn Văn Đời (ấp Tân An, xã Tân Phong, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang) vẫn sống tốt và sống khỏe với thành tích 11 năm nuôi cá tra chưa bao giờ... lỗ.

Từ trụ sở UBND xã Tân Phong (huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang), chúng tôi tìm đến gia đình ông Năm Đời (Nguyễn Văn Đời) - một trong số những tỷ phú cá tra... còn sót lại sau những đợt khủng hoảng của ngành cá tra Việt Nam.

Từ 5.000m2 ao cá...

Mắc cỡ khi bắt tay chào khách vì những vết chai sần, thô ráp những u cục, ông Năm Đời giải thích: “Đó là dấu vết hơn chục năm lam lũ, cố gắng lắm với con cá tra để có cơ ngơi hôm nay”. Rồi những câu chuyện gắn liền với cuộc đời ông và con cá tra cứ thế hiện lên như những thước phim quay chậm. Ông Năm Đời khởi nghiệp nuôi cá tra từ năm 2003. Khi ấy, ông nuôi bằng hình thức đăng quầng ven sông Tiền trên diện tích mặt nước 5.000m2. Thời kỳ chập chững bước vào nghề, do chưa nắm vững kỹ thuật lại thiếu vốn liếng và giá cả biến động, mô hình nuôi chưa phù hợp nên nhìn chung, hiệu quả mang lại không cao.

 

Ty phu ca tra con sot lai
Ông Năm Đời (phải) tiếp đoàn cán bộ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - đơn vị đáp ứng nguồn vốn để ông phát triển trang trại cá tra 13ha.   

Sau nhiều đêm suy nghĩ, ông Năm Đời đi đến quyết định chặt bỏ vườn cây ăn trái đang cho thu hoạch trên diện tích 9ha đất vườn nhà để đào thành 11 ao nuôi cá tra theo hình thức thâm canh. Cách thiết kế ao của ông Năm Đời cũng không giống ai. Mỗi ao có độ sâu từ 3 - 3,5m; từng ao đều có lắp đặt cống đập để thoát nước và lấy nước sản xuất riêng biệt đảm bảo nguồn nước trong ao luôn lưu thông, nước sạch, cung cấp đầy đủ ôxy cho cá thở và phát triển. 

Sang năm 2004, từ nguồn lợi nhuận ban đầu thu được từ con cá tra, cùng với vốn vay khởi nghiệp của Ngân hàng NNPTNT, ông Đời mở rộng diện tích nuôi cá tra lên 13ha. Ông kể: “Trước khi bắt đầu vụ nuôi, tôi cho người vét đáy ao, diệt cá tạp, bón vôi với liều lượng trung bình 500kg/ha. Khi đã xử lý ao xong, bắt đầu lấy nước vào chuẩn bị cho vụ sản xuất thông qua hệ thống cống đập. Về giống, do đặc thù mô hình nuôi thâm canh cần mật độ dày nên tôi thả lượng giống 60 con/m2 mặt nước và dùng thức ăn viên công nghiệp của Công ty Cỏ May. Thời gian nuôi trung bình 10 tháng thì xuất bán theo hợp đồng với các doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu trong và ngoài tỉnh”.

Dẫn chúng tôi tham quan ao nuôi, ông hào hứng hướng dẫn quy trình xử lý ao, cách thả giống, mật độ… Chốc chốc ông lại nhắc công nhân của mình chú ý vớt rác và căn đúng giờ cho cá ăn. Ông Năm Đời cười: Đã nuôi nó (ý chỉ con cá) thì phải chú ý từng ly, từng tý vậy đó. Sơ sảy một chút là nhiễm bệnh cả ao.

Có lẽ, cũng bởi gắn bó với con cá tra như thế, cùng với những kiến thức về mật độ nuôi, kỹ thuật chăm sóc theo quy trình khoa học đã được hướng dẫn chuyển giao từ cán bộ thủy sản và qua tài liệu mà ông học tập được, năng suất cá tra nuôi thâm canh của lão nông Năm Đời trung bình đạt tới 280 tấn/ha. Ông nhớ lại: “Những năm đó, tôi chỉ lo bị rớt giá thôi chứ chuyện bệnh tật tôi rành lắm”.

Và rồi, lo lắng của ông đã trở thành hiện thực, giá cá tra bắt đầu “lao dốc” xuống 16.000 đồng/kg vào năm 2008, sau đó liên tiếp từ năm 2010 đến nay, người nuôi cá tra càng làm càng lỗ, nhưng với ông Năm Đời: “Năm nào giá sát quá thì ao nọ bù ao kia, suốt 11 năm nay tôi nuôi chưa bao giờ bị lỗ”. Cụ thể, những năm giá cá tra rớt xuống thê thảm (khoảng 12.000 - 13.000 đồng/kg), ông chạy khắp nơi tìm doanh nghiệp để nuôi gia công cho họ. Thậm chí có năm bị “vướng” cá quá khổ, quá size, người ta bán giá 12.000 đồng/kg, nhưng nhờ nuôi gia công cho doanh nghiệp, ông Năm Đời vẫn bán được với giá 15.500 đồng/kg. Cầm cự đến tháng 9 năm đó thì cá tra lại lên giá và ông thu hồi đủ vốn đã bỏ ra. “Có lẽ là nhờ nắm rõ quy trình chăm sóc, các giai đoạn phát triển của cá, tôi đã tổng kết được chế độ ăn của cá sao cho giảm giá thành đến mức thấp nhất nhưng cá vẫn phát triển tốt. Nhờ vậy, giá thành sản xuất cũng không cao nên không phải bù lỗ…” - ông Năm Đời đúc kết.

Đến lão nông trăm tỷ với bí quyết cắt lỗ

Qua nhiều năm thành công với mô hình nuôi cá tra, ông Năm Đời đã đúc kết được những bài học kinh nghiệm quý. Đó là cần được sự tư vấn, hướng dẫn kỹ thuật kịp thời của cán bộ khuyến nông, đặc biệt trong công tác phòng bệnh cho cá tra trong ao, định kỳ bổ sung vitamin C, Premix... Chú ý xử lý nước để môi trường luôn trong sạch, không sử dụng hóa chất kháng sinh trong danh mục cấm sử dụng của Bộ NNPTNT để tạo ra sản phẩm đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. “Nhiều người nuôi không thường xuyên hút bùn đáy ao dễ gây ra dịch bệnh. Riêng tôi năm nào cũng hút bùn đáy ao định kỳ để chủ động phòng tránh dịch bệnh cho cá, nuôi rải vụ và tránh thu hoạch vào thời điểm từ tháng 5 đến tháng 7 trong năm vì giai đoạn này giá thường thấp” - ông Đời nói.

Ông Nguyễn Văn Đời
Vụ nuôi năm 2015 này, tôi dự định sẽ áp dụng nuôi theo tiêu chí VietGAP, nhằm từng bước nâng chất lượng cá tra nguyên liệu phục vụ chế biến xuất khẩu phù hợp với xu thế đổi mới và hội nhập hiện nay.
Khi chúng tôi hỏi về “kinh nghiệm” vượt qua khó khăn trong giai đoạn ngành cá tra “tụt dốc”, ông Đời cho biết: Điều quan trọng nhất đối với người nông dân nuôi cá tra số lượng lớn là phải liên kết với các doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu để giải quyết đầu ra ổn định cho cá tra thương phẩm, tránh thiệt hại cho người nuôi khi thị trường giá cả gặp biến động. Bản thân tôi đã chủ động liên hệ, liên kết với các doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu tại Khu công nghiệp Mỹ Tho như: Công ty Đại Thành, Công ty Vạn Đức... để giải quyết đầu ra cho con cá tra xuất khẩu nên rất an tâm tổ chức sản xuất hiệu quả. 

Được biết, trong năm 2014, ông Nguyễn Văn Đời thu hoạch được hơn 5.000 tấn cá tra thương phẩm. Qua hạch toán cho thấy, giá cá tra trong năm có biến động từ 20.000- 24.500 đồng/kg, tùy thời điểm, so với chi phí sản xuất khoảng 20.000 – 21.000 đồng/kg, trung bình mỗi kg cá cho ông thu nhập khoảng 3.000 đồng. Tính chung cả năm, ông Nguyễn Văn Đời lãi ròng từ mô hình nuôi cá tra thâm canh trong ao đất trên 15 tỷ đồng. Ngoài ra, với 7ha đất trồng nhãn Ido, mỗi năm cho thu thêm lợi nhuận gần tỷ đồng, ông Năm Đời trở thành một trong những tỷ phú giàu nhất miệt cù lao Tân Phong. Còn nếu tính tổng tài sản từ các ao cá của ông giờ đây đã có giá trị lên tới cả trăm tỷ đồng.

Theo danviet.vn

 Tags: cá tra

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập404
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm403
  • Hôm nay52,589
  • Tháng hiện tại757,702
  • Tổng lượt truy cập90,821,095
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây