Ông Nguyễn Trung Dũng, Tham tán Công sứ thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản cho biết Nhật Bản là một trong những nước đầu tư lớn nhất vào Việt Nam.
Trong năm 2015, hai nước đã có những thỏa thuận quan trọng về hợp tác phát triển công nghiệp với những lĩnh vực, mặt hàng mà Việt Nam ưu tiên, như: Cơ khí, thực phẩm chế biến, hàng nông lâm thủy hải sản, ô tô, phụ tùng điện tử... Chính phủ Nhật Bản đã chấp thuận và lên kế hoạch, phối hợp với chúng ta thực hiện chiến lược công nghiệp hóa.
Về lĩnh vực nông nghiệp, Bộ Nông nghiệp hai nước đã có đề án trung và dài hạn phát triển nông nghiệp Việt Nam trên cơ sở hợp tác với Nhật Bản. Theo đó, đề án đã phân công thực hiện tại một số cơ sở thuộc các tỉnh, thành phố phía Nam của Việt Nam, trong đó có TPHCM, Cần Thơ, TP. Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng), Bình Định.
Để thực hiện các đề án nêu trên, thời gian gần đây, nhất là trong năm 2015, rất nhiều đoàn DN đến từ các tỉnh và hiệp hội của Nhật Bản đã sang Việt Nam khảo sát, xúc tiến đầu tư, hợp tác với các DN Việt Nam, đặc biệt là trong các lĩnh vực về công nghiệp hỗ trợ và nông nghiệp công nghệ cao.
Việt Nam và Nhật Bản đều là thành viên của TPP, vì vậy đây là thời cơ rất tốt cho các DN Việt Nam. Việc liên kết giữa các địa phương, hiệp hội ngành nghề Nhật Bản với địa phương, hiệp hội ngành hàng của Việt Nam sẽ là cách xúc tiến thương mại hữu hiệu nhất, giúp DN hai nước tận dụng được tốt nhất các lợi thế do TPP mang lại.Ông Đào Trần Nhân, Tham tán Công sứ thương mại tại Hoa Kỳ thì cho rằng, các hiệp định thương mại đã được ký kết, nhất là TPP, sẽ tạo ra cơ hội mới cho xuất khẩu, cho các ngành công nghiệp và thương mại của Việt Nam, giúp Việt Nam gia tăng xuất khẩu và giảm nhập siêu.
Ngay từ năm đầu TPP có hiệu lực, hầu như toàn bộ các dòng thuế may mặc và giày dép vào Hoa Kỳ sẽ lập tức giảm xuống còn 0%, ngoại trừ một số rất ít mặt hàng sẽ giảm thuế theo lộ trình.
Ông Nhân nhấn mạnh, theo tính toán của Hiệp hội Giày dép Hoa Kỳ, thị phần mặt hàng giày dép của Việt Nam ở mức 12% hiện nay (chỉ đứng sau Trung Quốc) sẽ tăng lên 22% vào năm 2019.
Theo ông Nhân, hiện nay có làn sóng đầu tư của các nước vào Việt Nam để tranh thủ lợi ích do TPP mang lại, trong đó có các DN thuộc ngành dệt, nhuộm, may mặc, giày dép... Vì thế, DN trong nước cần chuẩn bị sẵn sàng để đón cơ hội hợp tác kinh doanh với DN nước ngoài.
Theo chinhphu.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã