Cách TP Lạng Sơn hơn 70km, đường đến xã Hữu Kiên uốn lượn quanh co, phải vượt qua nhiều núi cao, cây cối ngút ngàn. Trên các sườn đồi thoai thoải vươn dài nối tiếp nhau, xuất hiện bóng những con ngựa đang thong dong gặm cỏ.
Hữu Kiên nổi tiếng với nghề nuôi ngựa bạch, hiện toàn xã có hơn 700 con, chiếm 1/3 số ngựa nơi đây. Nơi đây, đồng bào người Tày và Nùng sinh sống chủ yếu nhờ chăn nuôi.
Những ngọn núi cao gần 1.000m nối tiếp nhau là nơi mọc nhiều cỏ cùng nguồn nước trong, khí hậu thoáng mát tạo môi trường tốt để loài ngựa bạch sinh sôi nhanh. Trung bình, mỗi năm số lượng ngựa bạch của vùng tăng lên khoảng 25%.
Ngựa được chăn thả hoàn toàn tự nhiên, không tốn công chăm sóc: Sáng người dân lên thả ngựa, chiều gọi ngựa về nơi uống nước, cho ăn bổ sung tinh bột và buộc ngựa vào khu riêng của từng gia đình để tiện theo dõi tình trạng sức khoẻ.
Giống ngựa bạch này toàn thân ngựa có lông màu trắng, da trắng hồng, viền mắt màu hồng, con ngươi màu đỏ hồng, nếu soi đèn vào mắt ngựa ban đêm có màu đỏ rực. Mũi, miệng và bộ phận sinh dục của ngựa có màu hồng đỏ, bộ móng màu trắng ngà.
Ngựa bạch di chuyển chậm chạm nhưng khỏe mạnh, ít ốm đau, các bệnh thường gặp như tụ huyết trùng đều có thuốc chữa. Ngựa bạch sức chống chịu thời tiết tốt, trong đợt mưa tuyết vẫn chăn thả và không bị chết như trâu bò.
Thông thường người dân thả ngựa bạch trên đồi từ tháng 10 đến tháng 3 (Âm lịch). Một số hộ thả tự nhiên có khi cả tuần mới cho về chuồng, ngựa đi theo đàn nên không sợ lạc. Ngựa được nuôi thả rông sống theo đàn và được đánh dấu riêng bằng tiếng chuông ở cổ. Mỗi nhà sẽ có tiếng chuông khác nhau.
Một đàn thường có vừa ngựa thường vừa ngựa bạch. Người chủ phải biết cho ngựa thường phối giống với ngựa bạch thuần chủng để cho ra đời ngựa bạch con mang giá trị lớn.
Ngựa bạch thuần chủng ở Lạng Sơn có thân hình nhỏ, trọng lượng từ 70 đến 100kg. Lông màu trắng, mắt, mũi, móng màu màu hồng. Người dân thường nuôi ngựa để lấy thịt và nấu cao hoặc bán con giống.
Ngựa nhỏ 5 tháng tuổi có giá 20 triệu, ngựa cái 40 triệu, ngựa đực trưởng thành có thể bán đến 70 triệu đồng/con. Theo các hộ dân chăn thả bạch mã, thị trường tiêu thụ chính là Hải Phòng, Nam Định, Thái Nguyên, Bắc Giang, Hà Nội...
Nhiều năm gần đây, các hộ gia đình chủ động chăn nuôi và chăm sóc nên số lượng ngựa không ngừng tăng lên, góp phần bảo vệ nguồn gen ngựa bạch Việt Nam thuần chủng.
Ngựa thường có có giá trị không cao như ngựa bạch nhưng sức đề kháng rất tốt và dễ nuôi.
Mấy năm gần đây nhiều người đến tìm mua, dễ tiêu thụ nên, giá trị cao nên nuôi ngựa bạch mang lại kinh tế ổn định cho các hộ gia đình. Nhờ con ngựa mà nhiều gia đình nơi núi non này có thu nhập ổn định cuộc sống ấm no, đủ đầy hơn.
Trao đổi với Dân Việt, ông Nguyễn Văn Tin, phó Chủ tịch UBND xã Hữu Kiên cho biết: Nuôi ngựa bạch đã có ở Hữu Kiên từ rất lâu. Nhưng khoảng 15 năm trở lại đây do nhu cầu thị trường mở rộng nên số lượng ngựa trong đàn tại nhiều hộ dân liên tục tăng qua các năm. Hữu Kiên được tự nhiên ưu ái cho diện tích rộng lớn hơn 8.000 ha trong đó có khu Thảo nguyên Khau Sao rộng lớn, rất thuận lợi cho việc chăn thả ngựa. Hiện nay, trên địa bàn có hơn 1.700 con ngựa, riêng ngựa bạch có hơn 700 con. Giống ngựa bạch có thuộc tính rất dễ nuôi, hiền và có giá trị cao gấp đôi ngựa thường. |
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã