Học tập đạo đức HCM

Biến rác thải thành hàng trăm tấn phân bón hữu cơ

Thứ hai - 31/03/2025 22:03
Mô hình "Tổ hợp tác xử lý rác hữu cơ" của Hội LHPN xã Kỳ Phong, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đi vào hoạt động không chỉ góp phần làm tốt công tác bảo vệ môi trường mà còn biến hàng trăm tấn rác thải thành nguồn phân bón hữu ích.

Thời gian qua, phong trào thu gom, phân loại và xử lý rác thải tại nhà được các cấp hội phụ nữ huyện Kỳ Anh tập trung chỉ đạo và phát triển khá mạnh tại các địa phương. Trong đó, Hội LHPN xã Kỳ Phong là đơn vị tiên phong và hoạt động hiệu quả; trở thành phong trào thi đua sôi nổi, thường xuyên của chị em.

bht brd a4
Mô hình làm phân bón hữu cơ từ rác của phụ nữ Kỳ Phong.

Với nhiều cách làm sáng tạo, phụ nữ xã Kỳ Phong đã đưa việc thu gom, phân loại và chế biến rác thải sinh hoạt đi vào nền nếp. 10/10 thôn đều triển khai đảm bảo quy trình, hiệu quả, với trên 90% lượng rác thải được phân loại tại nguồn; 100% lượng rác hữu cơ được xử lý thành phân bón hữu cơ.

Đặc biệt, tháng 10/2024, Hội LHPN xã Kỳ Phong được huyện chỉ đạo xây dựng thí điểm mô hình "Tổ hợp tác xử lý rác hữu cơ" với 21 thành viên. Theo đó, rác thải sau khi được thu gom, phân loại tại nhà; mỗi tuần một lần, rác hữu cơ được xe chuyên dụng vận chuyển lên bãi tập kết. Tại đây, các thành viên tiếp tục phân loại lần cuối để loại bỏ hoàn toàn các loại rác vô cơ; sau đó sử dụng chế phẩm vi sinh để tiến hành các công đoạn trộn men và ủ rác; sau 2 tháng sẽ cho ra sản phẩm phân bón hữu cơ.

bht brd a6
Các thành viên tổ hợp tác phân loại lần cuối mẻ rác vừa được đưa đến bãi xử lý để loại bỏ hoàn toàn rác vô cơ trước khi ủ phân.

Theo Chủ tịch Hội LHPN - Tổ trưởng Tổ hợp tác xử lý rác hữu cơ xã Kỳ Phong - Hoàng Thị Liên, so với việc phân loại và chế biến phân bón tại nhà, thì mô hình phân loại và chế biến tập trung ưu việt hơn rất nhiều, nhất là đảm bảo quy trình, quy cách việc sử dụng chế phẩm sinh học trong quá trình ủ rác… Ngoài ra, xử lý rác tập trung có bãi tập kết, cách xa khu dân cư, đảm bảo triệt để vệ sinh môi trường.

Sau gần 6 tháng đi vào hoạt động, với khoảng trên dưới 5 tấn rác hữu cơ được phân loại mỗi tuần, đến thời điểm này, Tổ hợp tác xử lý phân hữu cơ của Hội LHPN xã Kỳ Phong đã xử lý được trên 100 tấn rác sau phân loại, trong đó gần 10 tấn phân hữu cơ đã được “ra lò”, được sử dụng bón cho lúa và các loại cây trồng khác.

bht brd a5
Một mẻ rác đang vào giai đoạn hình thành phân hữu cơ sau gần 2 tháng trộn ủ với men vi sinh.

Nhận 1 tấn phân hữu cơ vừa được xử lý từ rác thải để bón thí điểm cho 3 sào ruộng vụ xuân của gia đình, chị Nguyễn Thị Thân, thành viên của Tổ hợp tác xử lý rác hữu cơ xã Kỳ Phong hết sức phấn khởi với kết quả bước đầu từ sản phẩm phân bón thân thiện môi trường do chính mình làm ra.

Chị Thân cho biết: “Cây lúa bón phân hữu cơ được xử lý từ rác thải sinh trưởng và phát triển rất tốt. Cụ thể là thân cây cứng, khoẻ hơn nhiều so với cây lúa ở thửa ruộng bên cạnh được bón phân bình thường; bộ rễ khoẻ và tỷ lệ rễ non màu trắng cũng cao vượt trội. Đặc biệt không có biểu hiện của các loại sâu bệnh thông thường như: bệnh đạo ôn, bệnh đốm nâu, rầy nâu, sâu cuốn lá…”.

bht brd a2
Cây lúa bón phân hữu cơ từ rác thải cho thân cứng, khoẻ; bộ rễ trắng, sáng hơn so với bón phân vô cơ.

Được biết, để giúp mô hình Tổ hợp tác xử lý rác hữu cơ xã Kỳ Phong phát triển, UBND huyện Kỳ Anh đã trích ngân sách 300 triệu đồng xây dựng khuôn viên bãi xử lý rác, hệ thống bể xi măng ủ phân (gần 100 bể chứa) và nâng cấp đường vào bãi xử lý rác của tổ hợp tác.

Chủ tịch Hội LHPN xã Kỳ Phong Hoàng Thị Liên phấn khởi cho biết: “Đây là sự động viên rất lớn để các thành viên của tổ hợp tác tiếp tục nỗ lực duy trì, phát triển và phát huy hiệu quả mô hình này, góp phần bảo vệ môi trường và tạo ra nguồn phân bón sạch, chi phí thấp phục vụ cho sản xuất nông nghiệp”.

Chị Liên cũng cho biết, sắp tới, trên cơ sở chất lượng của sản phẩm phân bón hữu cơ được chế biến từ rác thải, tổ hợp tác sẽ đề xuất với địa phương hỗ trợ mua sắm máy nghiền phân; hệ thống đóng gói sản phẩm để tiêu thụ trên thị trường.

bht brd a1
Hệ thống bể xi măng ủ phân hữu cơ được huyện hỗ trợ chuẩn bị được đưa vào sản xuất, thay thế cho ủ phân bằng che bạt.

Có thể nói, đến thời điểm này, mô hình Tổ hợp tác xử lý rác hữu cơ của phụ nữ xã Kỳ Phong đã khẳng định được hiệu quả rõ nét cả về đảm bảo vệ sinh môi trường và phát triển kinh tế bền vững. Với kết quả bước đầu này, huyện Kỳ Anh đang tiếp tục theo dõi, đánh giá và chỉ đạo nhân rộng, góp phần giải quyết tốt vấn đề môi trường, xây dựng một nền nông nghiệp theo hướng hữu cơ, sinh thái, bền vững.

∞Xem link nguồn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Quyết định số 633/QĐ-UBND

Về việc kiện toàn BCĐ các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Kế hoạch số 89/KH-VPĐP

Kế hoạch Thông tin, tuyên truyền cải cách hành chính của Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới tỉnh năm 2025

Báo cáo 56/VPĐP-HCTH

Báo cáo kết quả công tác tập huấn, bồi dưỡng về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025

Kế hoạch số 47/VPĐP-KH

Triển khai Kế hoạch số 323/KH-UBND ngày 10/7/2024 của UBND tỉnh về thực hiện Kết luận số 70-KL/TW ngày 31/01/2024 của Bộ Chính trị về phát triển TDTT trong giai đoạn mới

Kết luận số 178-Kl/TU

Kết luận của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU, ngày 15/7/2021 của Tỉnh ủy về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Đề án “Thí điểm xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn NTM giai đoạn 2021-2025

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập269
  • Hôm nay86,355
  • Tháng hiện tại165,714
  • Tổng lượt truy cập97,393,895
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây