tế sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp và sản xuất phải gắn với thị trường trong đó có sự tham gia của các tổ chức chính trị xã hội.
Chúng ta huy động toàn bộ nguồn lực xã hội. Trong bối cảnh dịch bệnh vừa rồi, chúng ta thấy cách làm mới đã phát huy điều kiện rõ ràng. Và tiếp theo, chúng tôi sẽ áp dụng cách làm này cho nhiều loại nông sản khác.
Có mặt tại buổi tọa đàm, ông Lê Quốc Thanh - GĐ Trung tâm Khuyến nông quốc gia cho biết: Không có lý do gì chúng ta phải giải cứu nông sản cả, vì sản phẩm của chúng ta làm ra đều đảm bảo chất lượng.
Giải cứu ở đây là khi sản phẩm của chúng ta yếu thế. Việc cần làm của chúng ta là làm thế nào để người mua và người bán gặp nhau.
Vừa qua, chúng ta đã kết nối bằng công nghệ, bằng các đoàn thể rất hiệu quả.
Đối với các sản phẩm như vải thiều không chỉ thị trường trong nướ cần mà thị trường quốc tế cũng rất cần. Trong thời gian vừa qua, các đơn vị của Bộ đã triển khai làm rất đồng bộ và hiệu quả.
Trung tâm cũng đã triển khai xây dựng các mô hình, dự án sản xuất an toàn VietGAP, hữu cơ tại các tỉnh và đến giờ các địa phương đã sản xuất được các sản phẩm chất lượng cao. Đơn cử như vải thiều ở Lục Ngạn (Bắc Giang), bà con ở đây đã áp dụng nhiều công nghệ tiên tiến sản xuất được các sản phẩm cao và xuất khẩu được nhiều.
Với hình thức đổi mới, chúng ta có thể thích ứng được. Hiện giờ có dịch Covid, sắp tới có thể xảy ra nhiều dịch bệnh khác nguy hiểm hơn thì chúng ta vẫn kết nổi tiêu thụ sản phẩm hiệu quả cho dân.
Hàng năm Trung tâm triển khai các lớp đào tạo, huấn luyện tăng cường năng lực cho cán bộ khuyến nông. Chúng tôi mong muốn, cán bộ khuyến nông không chỉ thiên về kỹ thuật, mà cán bộ còn phải có năng lực thị trường, khả năng kết nối tiêu thụ sản phẩm, kêu gọi đầu tư...
Với tổ chức khuyến nông hiện nay, cùng với vai trò đào tạo, nâng cao năng lực cho bà con nông dân, chúng tôi xác định khuyến nông không chỉ là những người thiên về kĩ thuật mà phải được trang bị kĩ năng mềm: Đó là kết nối thị trường, kết nối nông dân với doanh nghiệp, thúc đẩy quá trình bán hàng giữa người sản xuất và nhà phân phối… Tình trạng một số loại nông sản phải giải cứu vừa qua là những bài học, kinh nghiệm vô cùng quý, là những bài học giúp chúng ta ứng phó với các tình huống khác.
Tại buổi tọa đàm, ông Phạm Tiến Nam – Phó Chủ tịch T.Ư Hội Nông dân Việt Nam cũng chia sẻ: Trước hết chúng tôi đánh giá cao sự phối hợp kết nối tiêu thụ nông sản giữa Bộ NNPTNT, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên.
Từ sự phối hợp này, T.Ư Hội Nông dân đã chỉ đạo các cấp Hội phối hợp chặt chẽ với các Trung tâm hỗ trợ nông dân, nông thôn, các doanh nghiệp… xây dựng mạng lưới kết nối tiêu thụ nông sản cho nông dân. Đây là hoạt động tiếp nối trong chuỗi các hoạt động hỗ trợ nông dân.
Từ Đại hội Hội Nông dân Việt Nam lần thứ VII (nhiệm kỳ 2018 – 2023) đến nay chúng tôi đã thực hiện quyết liệt việc này. Hiện Hội Nông dân Việt Nam đã xây dựng được hệ thống hơn 700 cửa hàng nông sản của Hội ND ở khắp các tỉnh, thành. Những cửa hàng nông sản này giới thiệu, bày bán, quảng bá, kết nối tiêu thụ các mặt hàng nông sản an toàn, nông sản VietGAP. Từ hiệu quả của các cửa hàng mang lại, có những cơ sở Hội đã chỉ đạo xây dựng các gian hàng giới thiệu nông sản đến tận chi hội nông dân.
Trong 3 năm trở lại đây, thực hiện Chương trình phối hợp giữa Chính phủ, Hội NDVN, Hội LHPN Việt Nam về vận động hội viên sản xuất, kinh doanh nông sản an toàn, chúng tôi đã đưa nội dung này vào trong Nghị quyết Đại hội VII Hội NDVN. Đây là 1 trong những chỉ tiêu thi đua đặt ra đối với các cấp Hội ND trong việc vận động hội viên nông dân của mình sản xuất, kinh doanh nông sản an toàn.
Bên cạnh đó, Hội đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ hội viên ứng dụng khoa học công nghệ truy xuất nguồn gốc, xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu, tem truy xuất. Chúng tôi triển khai rất mạnh mẽ các hoạt động này; có sự phối hợp giữa Bộ NN, Bộ Công Thương và các doanh nghiệp.
Trong những năm gần đây, sản phẩm nông sản của chúng ta từng bước nâng cao chất lượng rất tốt, không những đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước mà còn xuất khẩu ra nước ngoài.
Tôi đồng tình với ông Lê Quốc Thanh – Giám đốc Trung tâm khuyến nông quốc gia; đó là: Người nông dân không chỉ bán sản phẩm mà còn giới bán cả cả quy trình, cả văn hoá, tâm hồn người Việt vào trong sản phẩm đấy; từ đó nâng cao giá trị nông sản.
Tôi lấy ví dụ, vừa rồi có doanh nghiệp làm chương trình con đường nông sản giới thiệu sản phẩm mận hậu Sơn La. Nhờ xây dựng thương hiệu mận hậu Sơn La có giá trị rất cao, bán 100 tấn với giá 300.000 đồng/kg. Tôi rất tâm đắc với ý kiến của Bộ trưởng NNPTNT đó là nâng niu nông sản Việt.
Theo tôi, việc kết nối tiêu thụ còn cần nhiều yếu tố, chứ không chỉ mỗi nền tảng sản xuất. Trong đó cần nâng cao năng lực chế biến, nặng lực logictics.
Theo Nhóm PV/danviet.vn
https://danviet.vn/giai-phap-thuc-day-mo-hinh-ket-noi-cung-cau-nong-san-chinh-quy-20210615153629105.htm
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã