Học tập đạo đức HCM

Cộng tác viên viết khuyến nông, chuyện bây giờ mới kể

Thứ ba - 08/12/2020 09:20
Là cộng tác viên cho các báo, đài 20 năm có lẻ, số lượng tin, bài được đăng tải cũng ngót nghét 1.000.

Nhưng chỉ từ khi (năm 2015) viết chuyên cho Báo Nông nghiệp Việt Nam, ngòi bút và bước chân tôi mới thực sự được bay cao, đi xa.

Có thể nói,viết báo với tôi, như một cái duyên tiền định, một cái nghiệp vận vào thân. Nói viết báo là cái duyên tiền định! Bởi từ khi tôi chập chững vào nghề đến nay, không có tin, bài nào bị từ chối đăng tải, phát thanh, mặc dù chỉ là anh viết nghiệp dư, “hóng hớt” học lỏm, chứ chưa qua trường lớp đào đạo bài bản nào.

Bảo rằng báo chí là cái nghiệp đã vận vào thân! Vì viết báo là một nghề cực nhọc, thu nhập chỉ bằng nửa lương anh gác cổng (bảo vệ) cơ quan, nhưng tôi vẫn miệt mài viết tới mức đam mê, hễ ngày nào không nhấn phím, nhấp chuột là như thiếu thiếu một cái gì đó.

Nhiều khi đang ăn cơm hay đã ngả lưng xuống giường liu diu ngủ, mà nghĩ ra một câu nào đó trong bài còn chưa ổn, là tôi bật dậy chỉnh sửa ngay, vì để hơi lâu sẽ quên đi mất. Đây chính là lý do mà nhiều bài mail đến ban biên tập, thường hay ghi chú: “Xin dùng thư này thay cho thư trước.”

Viết lách vất vả là vậy! Đi thu thập thông tin cho bài viết còn áp lực hơn rất nhiều. Vì viết báo bắt buộc phải đi thực tế, chứ không thể ngồi nhà hư cấu như sáng tác văn, thơ. Nên cũng như mọi phóng viên khác, tôi phải thường xuyên phơi mặt ngoài đường, rãi nắng dầm mưa khắp nơi, mới có được nguồn tư liệu kịp thời, phong phú và đa dạng.

Tác giả phỏng vấn chủ hộ trồng cam VietGAP.

Tác giả phỏng vấn chủ hộ trồng cam VietGAP.

Tuy nhiên việc khai thác thông tin không phải lúc nào cũng xuôi chèo mát mái, nếu sự kiện xảy gần phạm vi nơi mình cư trú (nội tỉnh), thì chỉ việc lao thẳng đến hiện tượng, mô hình mà phỏng vấn, chụp ảnh, còn sự việc diễn ra bên ngoài địa phương và những nơi không quen biết, thì cần thông qua các cấp chính quyền hoặc ngành chuyên môn sở tại. Do vậy đã xảy ra những chuyện nửa khóc nửa cười, đi thì cũng dở ở không xong!

Mới đây thôi, thông qua người thân, tôi đã hẹn trước được với một đơn vị làm dịch vụ nông nghiệp của huyện N (Hải Dương), để xin thông tin một số mô hình khuyển nông điển hình. Rồi đúng ngày, tôi hăm hở lên đường, vừa đi vừa hỏi thăm gần 80km mới đến được chính chủ. Gặp nhau trước lạ sau quen, dần dà tay bắt mặt mừng… "Nhưng xin lỗi! Em không nhận được cuộc gọi nào của anh? Hơn nữa cơ quan em đang rất bận, việc bừa bộn ra đây này, hẹn anh khi khác vậy!". Thế là công toi – lỡ cả một chuyến đi.

Có lần cách nay chừng 3 năm, tôi cầm giấy giới thiệu của NNVN đến trình ông Chánh văn phòng UBND huyện C (cùng tỉnh trên), nhưng thay vì thăm hỏi xã giao, vị chánh văn phòng đó, đã phán một câu xanh rờn: "Đây là bác đi làm thêm". Quá ức chế, tôi định “bổ vào mặt” anh ta rằng: Đến đây cơ bản là để giúp địa phương khích lệ điển hình, khuyến cáo cách làm hay, rút ra bài học kinh nghiệm sản xuất (nếu có), nhằm nhân nhanh mô hình ra diện rộng. Đồng thời còn giúp quảng bá nông sản, góp phần xúc tiến thương mại.

Nhưng nghĩ đi nghĩ lại, thấy mình nói ra chỉ gây thêm căng thẳng, không khéo lại hỏng cả chuyến đi. Nhờ vậy tôi đã có được loạt bài về phong trào xây dựng nông thôn mới ở địa phương này. Và cũng không vì cá nhân nói trên, mà tôi “bẻ cong” ngòi bút, cái gì địa phương, bà con nông dân làm tốt vẫn viết tốt, cái gì còn tồn tại, hạn chế thì đưa vào bài học kinh nghiệm. 

Tác giả viết bài tại nhà.

Tác giả viết bài tại nhà.

Còn rất nhiều chuyện không vui khác, khó có thể liệt kê trong một bài báo, như  thể chẳng hóa ra là kể lể. Viết đến đây chắc sẽ có nhiều độc giả đặt dấu hỏi, cực nhọc như vậy thì đi viết làm gì? Vâng tôi sẽ thật lòng ngay và luôn: Ngoài sự đam mê viết lách như đã nói ở trên. Viết báo cũng là một thú chơi câu chữ, thay vì cờ bạc thâu canh, để rồi tù tội lúc nào không biết. Khi viết người cầm bút phải chắt lọc câu từ, mổ xẻ ngữ nghĩa, để viết sao cho logic và thoát ý, qua đó giúp người cầm bút nâng cao kiến thức, nhìn nhận vấn đề xảy ra trong cuộc sống thường nhật góc cạnh hơn, thấu đáo hơn.

Mặt khác nếu không viết báo, chắc chắn tôi không được đi nhiều địa phương trên miền Bắc nước ta một cách chính danh, nhờ giới thiệu từ NNVN, ví như: Được đến Lạc Sơn, Hòa Bình viết loạt bài về nông, lâm nghiệp của địa phương, và biết thêm đây huyện miền núi thuộc vùng lõi của tỉnh, khoảng 98% dân cư là người dân tộc Mường, hầu hết trong số này đều mang họ Bùi và họ Quách thuộc dòng dõi quí tộc (lang, lý) ngày xưa.

Trong 54 dân tộc anh em nước ta, thì người Mường chiếm tỷ lệ dân số lớn thứ 2 (sau người Kinh), nhưng lại không có chữ viết riêng như một số dân tộc khác, để duy trì tiếng nói riêng, người Mường phải học qua truyền khẩu.

Ngày thường người Mường cũng mặc quần áo như người Kinh, chỉ những ngày tết và lễ hội mới mặc trang phục đặc trưng của dân tộc. Và cũng chỉ có một số hộ ở vùng núi sâu và cao mới làm nhà sàn để ở, đa số còn lại đều xây dựng nhà cửa sống như dưới xuôi (đồng bằng)…

Ngoài ra tôi còn được đi và viết ở rất nhiều thôn bản của các tỉnh, thành khác, như: Sơn La, Phú Thọ, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Dương, Hải Phòng, Thái Nguyên Hà Nam, Hà Nội. Riêng Hưng Yên, hầu như mọi nẻo đường thôn, xã tôi đều đã đặt chân, có nơi đến 2-3 lần. Do vậy số lượng tin, bài viết về Hưng Yên của tôi trên mặt báo cũng nhiều hơn các tỉnh khác.

Chính xác mà nói, nếu biết khai thác thông tin, một chuyến đi như vậy, sẽ viết được 3-5 tin, bài, nhuận bút có thể dư cho một lần du lịch “ba lô” 1-2 ngày, đôi khi cũng được nhà nông dân cho con cá, mớ rau sạch mà họ làm ra, coi như món quà cảm tạ quảng bá mô hình.  

Hơn  20 năm làm cộng tác viên cho báo, tôi chưa khi nào thấy khó tiếp cận các mô hình chăn nuôi lợn như gần 2 năm lại đây. Vì họ sợ lây nhiễm Covid - 19, sợ lan truyền dịch tả lợn Châu Phi vào trang trại. Và còn sợ sau khi báo đăng, sẽ bị cộng đồng mạng ném đá: nào là sĩ diện, thích thể hiện, chưa là cái gì so với người khác nhé…

Theo Nguyễn Hải Tiến/nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập136
  • Hôm nay26,618
  • Tháng hiện tại894,129
  • Tổng lượt truy cập90,957,522
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây