Việt Nam hiện là nước duy nhất trong khu vực sông Mekong đã và đang báo cáo tăng trưởng liên tục trong độ tàn che trong ba thập kỷ vừa qua. (Ảnh minh họa).
Tại nghị trường Quốc hội vào ngày 5/11, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường cho biết: Trong tổng số 14,6 triệu ha rừng hiện có 10,3 triệu ha là rừng tự nhiên. Như vậy so với cách đây 30 năm, diện tích rừng tự nhiên Việt Nam tăng thêm 1,3 triệu ha.
Riêng trong giai đoạn 1996-2020, diện tích rừng tự nhiên tại Việt Nam đã tăng tới 14%.
Làm một phép so sánh nhỏ, diện tích rừng của Lào là 17 triệu ha, nhưng diện tích rừng tự nhiên lại giảm tới 3,6% (tương đương 1 triệu ha) trong cùng giai đoạn.
Theo báo cáo tình trạng rừng từ Cục Lâm nghiệp, Bộ Nông Lâm Lào cho biết, năm 2015, diện tích bao phủ rừng của nước này đạt 58% với mức tăng bình quân 2%/năm. Như vậy, độ bao phủ rừng cho đến năm 2020 khả năng sẽ đạt 68% với tổng diện tích 16,28 triệu ha, trong đó có 4,816 triệu ha rừng bảo tồn, 7,9 triệu ha rừng bảo vệ và 3,1 triệu ha rừng sản xuất.
Tuy vậy, mức giảm 3,6% của Lào vẫn chưa thể bằng 22% của Campuchia. Diện tích rừng tự nhiên của Campuchia trong cùng giai đoạn 1996-2020 giảm mạnh 4 triệu ha trong tổng số 8,7 triệu ha rừng cả nước.
Trái ngược với Lào và Campuchia, trong thập kỷ qua, Việt Nam đã ghi nhận những nỗ lực đáng kể trong việc quản lý và bảo vệ rừng.
Diện tích rừng bị tàn phá giảm 70% trong giai đoạn 2011-2015 so với giai đoạn 2005-2010. Nhờ đó tỷ lệ che phủ rừng hiện tại đã đạt mức 42% và gần bằng tỷ lệ của năm 1943.
Việt Nam hiện là nước duy nhất trong khu vực sông Mekong đã và đang báo cáo tăng trưởng liên tục trong độ tàn che trong ba thập kỷ vừa qua.
Để tiếp tục phát triển chất lượng cũng như diện tích rừng tự nhiên, người đứng đầu ngành Nông nghiệp cho biết, Quốc hội đã yêu cầu tới đây cần tăng định mức để khuyến khích người dân tham gia khoanh nuôi, bảo vệ và chăm sóc rừng ngày một tốt hơn, đảm bảo độ giàu về trữ lượng và đa dạng sinh học.
“Trong chương trình dự án phát triển rừng 2021 - 2030, Chính phủ đã lấy ý kiến các Bộ, ngành và các địa phương để có chính sách đảm bảo dành nguồn lực tốt nhất nâng cao chất lượng rừng hiện nay”, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh.
Theo Dương Châu/nongnghiep.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Triển khai Kế hoạch số 323/KH-UBND ngày 10/7/2024 của UBND tỉnh về thực hiện Kết luận số 70-KL/TW ngày 31/01/2024 của Bộ Chính trị về phát triển TDTT trong giai đoạn mới
Kết luận của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU, ngày 15/7/2021 của Tỉnh ủy về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Đề án “Thí điểm xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn NTM giai đoạn 2021-2025
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố