Học tập đạo đức HCM

Tập trung nguồn lực tái thiết sản xuất cho Quảng Bình

Thứ năm - 12/11/2020 05:44
Quảng Bình sẽ tập trung tái thiết đàn gia cầm và thả tôm giống vụ 3, đồng thời đẩy mạnh sản xuất cây màu vụ thu - đông…

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến: “Khẩn trương đưa giống gia cầm để tái thiết sản xuất, quan tâm đến việc thả tôm vụ 3, vụ rau màu. Phải đảm bảo đến Tết là bà con có thu nhập từ sản xuất”.

Tỷ trọng thiệt hại ngành nông nghiệp chiếm trên 50%

Ngày 11/11, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến và đoàn công tác Bộ NN-PTNT đã đến kiểm tra và chỉ đạo việc tái thiết sản xuất sau mưa lũ lịch sử tại Quảng Bình.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến thăm hỏi người dân nuôi tôm bị thiệt hại do mưa lũ. Ảnh: N.Tâm

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến thăm hỏi người dân nuôi tôm bị thiệt hại do mưa lũ. Ảnh: N.Tâm

Ông Nguyễn Xuân Quang, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Quảng Bình đã báo cáo với đoàn công tác về những thiệt hại do mưa lũ gây ra. Theo đó, báo cáo ban đầu cho biết, hàng ngàn ngôi nhà trong tỉnh bị lũ làm sập hoặc hư hỏng nặng, gần 5 ngàn tấn giống lúa bị hư hại, gia súc, gia cầm bị chết, trôi mất gần như cơ bản. Hệ thống giao thông, thủy lợi nội đồng bị hư hại cần khắc phục ngay lên đến hàng trăm km… “Quảng Bình bị thiệt hại trên 3.500 tỷ đồng. Trong đó, riêng nông nghiệp gần 1.800 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng trên 50% tổng số thiệt hại” - ông Quang nói.

Thứ trưởng chứng kiến hỗ trợ con giống tôm của Tập đoàn Việt- Úc. Ảnh: N.Tâm

Thứ trưởng chứng kiến hỗ trợ con giống tôm của Tập đoàn Việt- Úc. Ảnh: N.Tâm

Ông Mai Văn Minh, Giám đốc Sở NN-PTNT Quảng Bình cho biết, toàn tỉnh có 4 điểm sạt lở tại các xã Thạch Hóa, Thuận Hóa (huyện Tuyên Hóa), bản Cha Lo (huyện Minh Hóa), bản Sắt (huyện Quảng Ninh) và có tổng số 198 hộ dân phải di dời ngay. Hiện, tất cả đã di dời vào nhà văn hóa, cộng đồng, hay dùng nhà bạt ở tạm.

“Đề nghị Bộ có ý kiến để đưa số nhà vào di dời theo đối tượng được hưởng 40 triệu đồng của Chính phủ. Đồng thời, xin hỗ trợ cấp bách 43 tỷ đồng để tạo mặt bằng tái định cư cho các hộ dân này” - ông Minh đề nghị thêm.

Sau mưa lũ, hệ thống cơ sở hạ tầng, kênh mương thủy lợi, hồ đập hư hại rất niều. “Về lâu dài, đề nghị hỗ trợ gói 1.700 tỷ đồng để tái thiết” - ông Minh nói.

Thứ trưởng thả tôm giống xuống hồ nuôi ở xã Bảo Ninh. Ảnh: N. Tâm

Thứ trưởng thả tôm giống xuống hồ nuôi ở xã Bảo Ninh. Ảnh: N. Tâm

Quảng Bình cũng đề nghị Trung ương cử đoàn chuyên gia khảo sát, làm đề tài tiêu thoát lũ cho huyện Lệ Thủy. Trước đây, lũ lụt chỉ ngập 1-2 ngày là rút, trong khi trận lũ lụt lần này ngập cả tuần (từ ngày 17 đến 23/10). Ông Mai Văn Minh chia sẻ: “Huyện Lệ Thủy có 17 xã vùng trũng với hàng trăm nghìn dân, không thể di dời mà phải chung sống với lũ. Vì vậy đề án tiêu thoát lũ cho vùng này rất cấp bách”.

Tập trung mọi nguồn lực tái thiết sản xuất

Sau mưa lũ, các đơn vị thuộc Bộ NN-PTNT đã huy động doanh nghiệp trong lĩnh vực hỗ trợ người dân miền Trung (trong đó có tỉnh Quảng Bình) về con giống, thức ăn chăn nuôi và vật tư nông nghiệp.

Thứ trưởng kiểm tra cơ sở úm gà gống tại xã Thanh Thủy. Ảnh: N.Tâm

Thứ trưởng kiểm tra cơ sở úm gà gống tại xã Thanh Thủy. Ảnh: N.Tâm

Ông Lê Văn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Lệ Thủy cho hay: “Ngoài khẩn trương ổn định đời sống nhân dân, chúng tôi chỉ đạo các cơ quan chức năng hướng dẫn người dân tiến hành khử trùng, tiêu độc, củng cố chuồng trại để đưa con giống vào phục hồi sản xuất. Khởi động nhanh cây rau màu vụ thu - đông để có rau xanh cho bữa ăn hàng ngày”.

Lãnh đạo Công ty TNHH Khoa học Việt- Đức hỗ trợ chế phẩm sinh học cho người dân. Ảnh: N.Tâm

Lãnh đạo Công ty TNHH Khoa học Việt- Đức hỗ trợ chế phẩm sinh học cho người dân. Ảnh: N.Tâm

Trong chuyến công tác này, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến và đại diện các đơn vị tài trợ đã tiến hành trao con giống, thức ăn chăn nuôi và chế phẩm sinh học hỗ trợ sản xuất tại một số trang trại, hộ chăn nuôi trên địa bàn Quảng Bình bị thiệt hại do các đợt mưa lũ vừa qua.

Các doanh nghiệp hỗ trợ cho người dân Quảng Bình sớm phục hồi sản xuất nông nghiệp. Ảnh: N.Tâm

Các doanh nghiệp hỗ trợ cho người dân Quảng Bình sớm phục hồi sản xuất nông nghiệp. Ảnh: N.Tâm

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến lưu ý, giao Sở NN-PTNT Quảng Bình tiếp nhận 270.000 con giống gà, vịt. Sau đó, chia ra mỗi hộ 50 đến 100 con. Các doanh nghiệp đồng hành hỗ trợ thức ăn, thuốc men, vacxin cho người dân. 

Tại xã Bảo Ninh (thành phố Đồng Hới), Thứ trưởng Phùng Đức Tiến động viên người dân và thả con giống tôm do Tập đoàn Việt - Úc hỗ trợ. Theo ông Bùi Bá Sự, Phó Tổng Giám đốc kinh doanh Tập đoàn Việt - Úc, để hỗ trợ người nuôi tôm ở miền Trung bị thiệt hại do mưa lũ, Tập đoàn đã triển khai chương trình hỗ trợ đợt 1 gồm 50 triệu con giống với trị giá trên 6 tỷ đồng.

“Trong đợt này, Tập đoàn hỗ trợ cho 5 trang trại nuôi tôm bị thiệt hại nặng ở Quảng Bình với số lượng 7 triệu con giống, có trị giá khoảng 1 tỷ đồng” - ông Sự nói.

Tiếp đó, một số doanh nghiệp cũng đã trao hỗ trợ 10 tấn thức ăn chăn nuôi, trị giá khoảng 445 triệu đồng. Bà Bùi Thị Huỳnh Hoa, Giám đốc Công ty TNHH Khoa học Việt - Đức, cho biết doanh nghiệp hỗ trợ 12.500 gói chế phẩm men vi sinh trị giá 2 tỷ đồng cho các hộ nuôi trồng thủy sản 5 tỉnh miền Trung bị thiệt hại.  

“Chúng tôi còn tổ chức 10 lớp tập huấn kỹ thuật nuôi trồng thủy sản cho bà con các tỉnh nhằm nâng cao hiệu quả nuôi trồng” - bà Hoa nói.

Người dân thả con giống nuôi tôm vụ 3. Ảnh: N.Tâm

Người dân thả con giống nuôi tôm vụ 3. Ảnh: N.Tâm

Hỗ trợ dân làm nhà vượt lũ

Hiện tại, xã Tân Hóa (huyện Minh Hóa) có hơn 600 hộ có nhà phao an toàn. Huyện Lệ Thủy có mô hình nhà vượt lũ (kinh phí từ từ 55 đến 100 triệu mỗi nhà). Cần khoảng 180 nhà nữa, nhất là các hộ nghèo, neo đơn, gia đình chính sách.

Về nhà ở vượt lũ, Bộ NN-PTNT đang phối hợp với Bộ Xây dựng tổ chức các đoàn khảo sát cụ thể. Sau đó, sẽ tổ chức hội thảo chọn mô hình hiệu quả và kinh nghiệm hay để áp dụng. Từ đó, kêu gọi sự hỗ trợ các tổ chức làm nhà chống lũ cho bà con.

(Ông Nguyễn Đức Quang, Cục trưởng Cục Ứng phó và Khắc phục hậu quả thiên tai)

Theo Tâm Phùng/nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập118
  • Hôm nay33,762
  • Tháng hiện tại1,013,761
  • Tổng lượt truy cập91,077,154
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây