Tại thị trường thế giới, giá tiêu hôm nay 19/4 giao ngay tại sàn Kochi - Ấn Độ tăng 333,3 rupee/tạ, ở mức 40.766,65 rupee/tạ.
Tỷ giá tính chéo của đồng Việt Nam đối với đồng rupee Ấn Độ (INR) từ ngày 15/4 - 21/4/2021 được Ngân hàng Nhà nước áp dụng tính thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu là 309,02 VND/INR.
Như vậy, giá tiêu hôm nay 19/4/2021 tại thị trường Ấn Độ tiếp tục tăng mạnh.
Giá tiêu hôm nay 19/4 tại thị trường trong nước tiếp tục đi ngang.
Cụ thể, giá tiêu hôm nay tại tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông thu mua ở ngưỡng 69.600 đồng/kg.
Giá tiêu Gia Lai hôm nay giao dịch ở mức 67.500 đồng/kg.
Giá tiêu Đồng Nai hôm nay duy trì ở mức 68.000 đồng/kg.
Hiện, giá tiêu hôm nay tại Bà Rịa - Vũng Tàu thu mua ở mốc 71.000 đồng/kg.
Còn tại Bình Phước, giá tiêu hôm nay giao dịch ở mức 70.000 đồng/kg.
Như vậy, giá tiêu hôm nay 19/4/2021 tại thị trường trong nước đang giao dịch ở ngưỡng 67.500 - 71.000 đồng/kg.
Cuối tuần qua, Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA) công bố số liệu các doanh nghiệp tại Việt Nam nhập khẩu hồ tiêu trong quý I/2021. Ngay sau đó thông tin này đã gây tranh luận, với nhiều ý kiến và cách hiểu trái chiều.
Theo đó, trong 3 tháng đầu năm 2021, các doanh nghiệp tại Việt Nam đã nhập khẩu 8.143 tấn hạt tiêu từ một số thị trường, tăng 5,8% so với cùng kỳ năm 2020.
Tuy nhiên, thông tin được trích dẫn ở một số tờ báo đang chưa đầy đủ và chính xác.
Theo ông Hoàng Phước Bính - Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê cho rằng, con số nhập khẩu tiêu chỉ chiếm rất nhỏ. Ngoài ra, số lượng nhập khẩu cũng tăng không nhiều so với năm ngoái (5,8%), nên không thể nói các doanh nghiệp xuất khẩu mua tiêu nhập để thay thế tiêu Việt vì giá rẻ.
Do vậy để nói tiêu nhập khẩu tác động căn bản đến thị trường trong nước thời gian qua là chủ quan, chưa chính xác.
Do hồ tiêu Brazil về Việt Nam phải mất đôi tháng nên số tiêu trích dẫn chính là hàng các doanh nghiệp mua với mức giá cuối năm trước. Lúc đó, giá hồ tiêu trong nước chỉ quanh quẩn trên dưới 50.000 đồng/kg.
Vào đầu vụ, dự báo sản lượng giảm mạnh khiến giá tiêu tăng đột biến. Các doanh nghiệp tạm nhập tái xuất tiêu đã tranh thủ cơ hội này bán tiêu nhập ra thị trường để kiếm lời.
Hiện nay, khi thị trường đã bình ổn, giá tiêu giảm nhẹ thì những đơn vị này lại thu mua để bù vào số hàng trên với giá thấp hơn lúc bán.
Như vậy, theo chuyên gia đánh giá, căn bản giá tiêu trong nước tăng là do cung/cầu, dự báo sản lượng giảm, yếu tố tâm lý của thị trường. Bà con nông dân vui mừng vì có lãi một, thì có những đơn vị vui mừng vì lãi tận đến 2 lần.
Theo Thanh Tâm/nongnghiep.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã