Học tập đạo đức HCM

Mô hình "tôm-lúa" thu nhập hấp dẫn, vì sao Trung tâm Khuyến nông quốc gia cảnh báo không làm ồ ạt?

Thứ tư - 02/09/2020 09:31
Ông Kim Văn Tiêu (ảnh) - Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến cáo như vậy, khi trao đổi với phóng viên Báo NTNN về các mô hình canh tác lúa - tôm hay cá - lúa...
Khuyến cáo không sản xuất nhỏ lẻ, tự phát - Ảnh 1.

 Thưa ông, mô hình canh tác tôm- lúa, hay cá - lúa có tiềm năng nhân rộng như thế nào?

- Hiện nay phong trào nuôi tôm - lúa, cá - lúa, một số nơi còn có rươi - lúa khá phát triển, nhờ ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật nhằm tạo ra năng suất, hiệu quả kinh tế cao, phát triển bền vững. 

Mô hình canh tác này (bao gồm cả xen canh vừa tôm vừa lúa, hoặc luân canh 1 vụ tôm, 1 vụ lúa) không chỉ đem lại thu nhập cao hơn so với mô hình độc canh, mà còn tạo ra các sản phẩm nông sản an toàn thực phẩm, xanh, sạch, thông minh, nhân văn và đi theo hướng sinh thái hữu cơ.

Với tiềm năng hiện nay, riêng mô hình tôm - lúa vùng ĐBSCL có thể phát triển tới 250.000ha; cá - lúa cả miền Nam và miền Bắc có thể phát triển khoảng 100.000ha; rươi - lúa khoảng vài chục đến vài trăm ha. 

Để xây dựng mô hình, khuyến khích bà con tham gia, động viên doanh nghiệp vào cuộc theo chuỗi sản xuất - tiêu thụ chúng tôi đã đề ra phương châm, đó là miền Nam lúa thơm - tôm sạch; miền Bắc lúa thơm - cá sạch, lúa thơm - rươi sạch.

Phía Trung tâm Khuyến nông quốc gia cũng triển khai một số mô hình hướng dẫn bà con thực hiện. Những ưu điểm của mô hình canh tác này là gì, thưa ông? 

- Các mô hình này dù nuôi luân canh hay xen ghép đều mang lại hiệu quả rất cao, gấp 5-10 lần so với chỉ trồng lúa không. Đây là mô hình cực kỳ thông minh, vì tôm, cá sẽ hỗ trợ cho lúa và ngược lại. 

Ví dụ khi nuôi cá hoặc tôm trong ruộng lúa, phân của cá, tôm và thức ăn còn dư sẽ làm phân bón, bổ sung dinh dưỡng cho cây lúa; ngược lại khi gặt lúa xong, thả tôm cá vào thì các vật nuôi này cũng có nguồn thức ăn dồi dào từ gốc rạ, hạt thóc rơi rụng…

Khuyến cáo không sản xuất nhỏ lẻ, tự phát - Ảnh 2.

Thu hoạch tôm trong mô hình tôm - lúa ở ĐBSCL. Ảnh: C.L

Với mô hình luân canh 1 tôm 1 lúa, còn giúp cắt được mầm bệnh cho cả lúa và cá, trồng lúa vụ mới hầu như không phải bón phân. 

Đặc biệt là vật nuôi hay cây trồng trong mô hình này hầu như không phải dùng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kháng sinh, tạo ra sản phẩm sạch và bảo vệ môi trường.

Đối với mô hình xen 1 vụ lúa - 1 vụ tôm, thậm chí nếu nuôi tôm càng xanh thì lợi nhuận có thể đạt 100-150 triệu đồng/ha, tức gấp hàng chục lần so với chỉ trồng lúa. 

Nhìn chung các mô hình đã triển khai đều đem lại hiệu quả, giúp giảm dịch bệnh, giảm ô nhiễm môi trường, tạo ra sản phẩm an toàn, đặc biệt là giúp nông dân nâng cao thu nhập trên cùng một đơn vị diện tích, thậm chí có thể làm giàu.

Vậy mô hình canh tác này có thể áp dụng được ở những vùng như thế nào, thưa ông?

- Ở những vùng trũng, mưa hay ngập úng ở miền Bắc; ở miền Nam tại những vùng trũng, thường bị ngập mặn, nhất là những nơi thường bị hạn khô, mặn lấn thì tôm - lúa cực kỳ thích hợp, như các tỉnh An Giang, Bạc Liêu, Sóc Trăng…

Tuy nhiên, trước kia người nông dân quen làm lúa nên chỉ có kỹ thuật về lúa, bây giờ kết hợp thả cá, nuôi tôm thì buộc người nông dân phải có kiến thức nuôi trồng, phải được tập huấn tham quan học tập. 

Đặc biệt, ruộng đồng phải cải tạo mới cho phù hợp với nuôi tôm cá, cấy lúa. Điều này đòi hỏi Nhà nước phải quy hoạch lại vùng đó, hỗ trợ về cơ sở hạ tầng như giao thông đi lại, kênh cấp thoát nước, điện…

Về phía người nông dân, khi chuyển đổi sản xuất, mô hình nào cũng đòi hỏi phải có thị trường. Do đó về phía Trung tâm Khuyến nông quốc gia và các địa phương đều vận động bà con không nên làm manh mún nhỏ lẻ, tự phát, vì sẽ sinh ra nhiều hệ lụy: Bài ca trồng chặt - chặt trồng, không biết bán cho ai; không kiểm soát được an toàn thực phẩm; không kiểm soát được vấn đề ô nhiễm môi trường; sản xuất nhỏ lẻ thì giá thành sẽ cao, giảm sức cạnh tranh; cuối cùng là không phát triển bền vững.

Xin cảm ơn ông!

Theo Minh Huệ/danviet.vn
https://danviet.vn/mo-hinh-tom-lua-thu-nhap-hap-dan-vi-sao-trung-tam-khuyen-nong-quoc-gia-canh-bao-khong-lam-o-at-2020082716231797.htm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập364
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm361
  • Hôm nay47,044
  • Tháng hiện tại734,899
  • Tổng lượt truy cập90,798,292
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây