Đã gần 1 tháng nay, mỗi ngày như mọi ngày chị Trần Hồng Thơm ở Thôn Long Trung xã Thanh Lĩnh huyện Thanh Chương (tỉnh Nghệ An) cùng với một số bạn bè lại rủ nhau vào những cánh rừng thấp ở xã tái định cư Ngọc Lâm để săn, hái rau dún.
Rau dún-một loại rau rừng rất sẵn có dọc các khe suối, là loại rau siêu sạch được người Trung Quốc gọi là rau “Trường sinh”.
Dù phải đi một quảng đường khá xa trên 10 km nhưng chị Thơm và nhóm thợ săn rau luôn hào hứng vì đây là loại rau rất dễ bán và có giá cao nhất trong tất cả các loại rau.
Rau dún là loài sinh vật có tính thích ứng rộng có ở nhiều nơi, chủ yếu sống dọc các khe suối ở địa bàn miền núi vùng cao.
Đây là một sản phẩm rừng độc đáo, một món ăn dân giã, sạch và ngon. Lá rau xanh mượt, mọc so le, hình ngọn giáo. Phần được dùng làm rau là phần ngọn, đoạn vòi cuốn, hình dạng như cái vòi voi.
Sau khi vạch là sẽ thấy phần ngọn này, dùng tay bẻ ngọn non sẽ bị gãy và lấy toàn bộ về làm rau.
Ngọn rau dún mọc quanh năm nhưng nhiều nhất, ngon nhất là vào mùa mưa, đầu hè. Sau một trận mưa lớn, lẫn trong vạt cây hai bên bờ suối những vòi dún non tơ, vươn thẳng rất bắt mắt, hấp dẫn.
Trên địa bàn huyện Thanh Chương, tất cả các xã miền núi đều có rau dún nhưng nhiều nhất là dọc bờ Rào Con, Sông Giăng qua các xã Thanh Sơn, Thanh Đức, Hạnh Lâm và dọc các khe suối của Sông Hoa Quân (sông Trai) ở các xã Ngọc Lâm, Thanh Thịnh, Thanh Hương, các khe suối Sông Rộ ở xã Thanh Thủy.
Theo chị Thơm mỗi ngày chị có thể hái được khoảng 15- 20 kg, bán tại các chợ quê và cho các nhà hàng tại thị trấn, thu về khoảng 200- 300 ngàn đồng.
Trước đây rau dún "rau trường sinh" rất sẵn nhưng từ ngày có người dân tái định cư rau dần khan hiếm do được nhiều người săn, hái.
Chị Thơm cũng cho biết là dọc các khe suối có nhiều rau dún nhưng nhiều nhất vẫn là ở vườn xoan cạnh đồn Biên phòng Ngọc Lâm (Đồn 559 trước đây).
Ở đây rau dún mọc thành bãi. Sau khi hái rau được bó thanh từng bó lớn để đưa về, sau khi về nhà rau được chia ra thành từng bó nhỏ khoảng từ 0,5- 1 kg để đưa ra chợ.
Tại thời điểm này 1 kg có giá từ 20- 25 000 đ. Ngoài những người chuyên đi hái rau để bán như chị Thơm đa số người dân đều tìm rau dún để ăn, rau dún đã đang và sẽ tạo nên hương vị cho các bữa ăn của người dân các xã miền núi.
Bản thân rau dún sinh trưởng trên rừng nên rất sạch, chủ yếu để làm nộm. Làm món này không cần chế biến kì công mà chỉ cần ngắn đoạn nhỏ, rửa sơ qua với nước. Đun nước sôi già, thả rau vào chần chín rồi nhúng nước lạnh cho cọng rau ranh lại.
Rau đã chín bỏ vào bát tô, cho rau thơm, ớt, gừng, tỏi, nước chanh tươi, mì chính và muối trắng trộn đều. Để khoảng 5 phút cho ngấm gia vị, sau đó cho lạc rang giã nhỏ vào trộn đều là có thể ăn ngay được.
Món nộm rau dún khi ăn sẽ cảm nhận được mùi thơm đặc trưng không trộn lẫn và khó mô tả. Ngoài nộm, rau dún còn được chế biến thành các món độc đáo khác như rau dún xào tỏi, xào nước măng chua, chấm nước mắm hoặc chưng với một ít nước tương, nước thịt lơn.
Từ món ăn dân giã của người dân. Hiện nay, rau dún đã trở thành món đặc sản nơi phố thị, thậm chí có mặt trong những nhà hàng sang trọng, trở thành đặc sản, là thứ rau sạch mà các nhà hàng luôn chú ý trong thực đơn. Nhu cầu này đã hình thành đội ngũ người hái rau dún, tạo nên một nghề mới ở huyện Thanh Chương (tỉnh Nghệ An).
Theo danviet.vn
https://danviet.vn/nghe-an-nong-dan-ru-nhau-loi-suoi-san-tim-hai-thu-rau-rung-nghe-ten-da-thay-song-tho-an-quen-mom-se-nghien-20210202001844081.htm
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã