Học tập đạo đức HCM

Ninh Bình: Chán nuôi cá cảnh chuyển sang nuôi ốc nhồi đặc sản, ao sạch, vườn đẹp, ông nông dân làm giàu như chơi

Thứ hai - 26/10/2020 08:10
DANVIET.VN đã thăm cái ao xinh xắn thứ ốc nhồi đặc sản và khuôn viên vườn đẹp như bức tranh thủy mặc của ông nông dân triệu phú Phạm Văn Tâm (65 tuổi), xóm 1, xã Khánh Thiện, huyện Yên Khánh (Ninh Bình). Ông Tâm nói, nuôi ốc nhồi đặc sản, trồng rau, trồng cây nhàn tản, ngắm cảnh cả ngày thế mà mỗi năm vẫn lời hơn 100 triệu.

Khác với nhiều nông dân tỷ phú khác nuôi ốc nhồi thu tiền tỷ mối năm với quy mô lớn, mô hình nuôi ốc nhồi của ông Phạm Văn Tâm có quy mô nhỏ nhưng tỷ suất lợi nhuận thì rất là cao. 

Đặc biệt, nhiều cán bộ huyện, nông dân các nơi về tham quan học tập kinh nghiệm nuôi ốc nhồi từ ông Tâm đều gật gù khen, cái ao nuôi ốc nhồi rất hợp với cái vườn xinh xắn đầy rau, hoa, cây ăn quả. Có người còn cam đoan, ao nuôi ốc nhồi của ông Tâm đẹp nhất tỉnh Ninh Bình. 

Cách nuôi ốc nhồi của nông dân triệu phú Phạm Văn Tâm, xã Khánh Thiện, huyện Yên Khánh (Ninh Bình)  rất đáng học hỏi và nhân rộng, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế ở địa phương.

Vào nhà ông Tâm chúng tôi cứ ngỡ như vào nhầm nhà, nhìn đi nhìn lại thấy chỗ nào cũng đẹp, đến ngay cái ao nuôi ốc nhồi cũng vậy.

Cái ao nuôi ốc nằm giữa khuôn viên sân vườn nhà ông Tâm. Đi đến đâu gạch lát đường sạch bong tới đó. Bên cạnh là những chậu cây cảnh, vườn trồng hoa lan, một vài khóm hoa khoe sắc trong tiết trời thu bên ao nuôi ốc nhồi. Bèm theo đó một vài cây bóng mát làm dịu đi cái nắng hanh hao của mùa thu.

Dưới ao là những tráng nuôi ốc nhồi được căng phẳng phiu theo hàng. Ở giữa các hàng được ông thả bèo kín lục bình (bèo tây) để điều hòa nguồn nước. Ngoài ra, ông Tâm còn đầu tư một máy phun nước tự động ở giữa ao nhằm vừa làm mát cho ốc nhồi và cũng như làm cho cảnh quan của nhà ông đẹp hơn.

Ninh Bình: Chán cá cảnh chuyển sang nuôi đàn ốc béo ú ngắm chơi, lão nông kiếm trăm triệu/năm - Ảnh 2.

Nhờ nuôi ốc mà gia đình ông Phạm Văn Tâm, xã Khánh Thiện, huyện Yên Khánh (Ninh Bình) có thêm thu nhập, cuộc sống trở lên khấm khá hơn trước.

 Chia sẻ với phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN, ông Phạm Văn Tâm cho biết, ông vốn là công nhân nghỉ hưu. Sau khi nghỉ chế độ về quê ông cũng trồng một ít hoa cây cảnh và cảo tạo chiếc ao tù nuôi cá cảnh để làm thú vui điền viên của tuổi già. 

Ninh Bình: Chán cá cảnh chuyển sang nuôi đàn ốc béo ú ngắm chơi, lão nông kiếm trăm triệu/năm - Ảnh 3.

Cận cảnh khu nuôi ốc nhồi đẹp như mơ của lão nông Pham Văn Tâm, xã Khánh Thiện, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình.

 Trong một lần đi đến nhà người quen chơi, ông Tâm được người bạn đó cho 50 con ốc nhồi bố mẹ về nuôi làm giống. Thấy đây là giống ốc đặc sản mà ngày xưa có rất nhiều ở đồng ruộng, ao hồ nhưng nay đã không còn nên ông phấn khích nhận ngay và không ngừng hỏi cách nuôi ốc nhồi ra sao. 

 “Ốc nhồi này ngày xưa ở ao hồ vùng quê rất nhiều, bắt không xuể, ăn không hết. Nhưng dễ đến hơn hai chục năm nay tôi chưa nhìn thấy ốc nhồi ngoài tự nhiên. Đặc biệt khi nhìn thấy người ta nuôi được ốc nhồi tôi mới ngạc nhiên...", ông Tâm cười nói.

"Lúc mới mang về nuôi, tôi chăm sóc 50 con ốc nhồi bố mẹ cẩn thận lắm, cho ăn đủ các loại rau củ quả. Hồi mới thả nuôi ốc nhồi, nhà tôi cứ càm ràm là tôi yêu con ốc nhồi đến mức độ đêm tôi còn soi đèn xem chúng ăn uống thế nào”, ông Tâm cho biết thêm.

Vì là ốc nhồi bố mẹ nên sau khi về nuôi được vài ngày thì những con ốc này bắt đầu để trứng. Ông Tâm cũng cẩn thận nhặt trứng ốc nhồi về ấp, có gì không biết ông lại gọi điện cho người bạn của ông để hỏi thêm.

Một thời gian trôi qua, cuối năm đó ông Tâm có đàn ốc nhồi lên tới hơn 3.000 con, con nào cũng to béo ú ụ, đủ tiêu chuẩn xuất bán.

Thấy đàn ốc nhồi to đẹp nên ông Tâm tiếc không bán giữ lại để nuôi. Sang năm thứ 2 do được chăm sóc tốt nên đàn ốc nhồi đó đẻ sòn sòn.

Ninh Bình: Chán cá cảnh chuyển sang nuôi đàn ốc béo ú ngắm chơi, lão nông kiếm trăm triệu/năm - Ảnh 4.

Trung bình mỗi năm ông Phạm Văn Tâm, xã Khánh Thiện, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình xuất bán trên dưới 20 vạn ốc nhồi giống, mỗi con ốc nhồi giống có giá 500 đồng.

Ốc nhồi con nở ra nhiều đến mức, ông Tâm không có đủ diện tích để nuôi chúng nên ông đàn bán đi. Chỉ tính riêng tiền bán ốc nhồi giống năm đó ông cũng được gần 100 triệu đồng. Ngoài ra, ông còn bán thêm được vài tạ ốc nhồi thịt thương phẩm. 

Ninh Bình: Chán cá cảnh chuyển sang nuôi đàn ốc béo ú ngắm chơi, lão nông kiếm trăm triệu/năm - Ảnh 5.

Bên ao nuôi ốc nhồi, quanh khu vườn xinh xắn được ông Tâm tận dụng trồng rau củ quả vừa để gia đình làm thực phẩm hàng ngày và nuôi đàn ốc nhồi dưới ao.

“Tôi nuôi ốc nhồi năm nay là năm thứ tư. Hai năm trước năm nào cũng kiếm được hơn 100 triệu đồng. Năm nay do thời tiết bất lợi nên kém hơn 2 năm trước. Tuy vậy cũng được khoảng 70- 80 triệu đồng”, ông Tâm tiết lộ. 

Ông Phạm Văn Tâm còn cho biết, nếu mà nuôi cá thì chẳng lãi lời gì, thậm chí còn bị lỗ tiền thức ăn, còn nuôi ốc nhồi thì chẳng mất tiền mua thức ăn cho chúng, lại có tiền lãi kha khá. Với cái ao chỉ vỏn vẹn 100m2, nhờ nuôi ốc nhồi mà mỗi năm ông Tâm có thu nhập trên dưới 100 triệu đồng.

Ninh Bình: Chán cá cảnh chuyển sang nuôi đàn ốc béo ú ngắm chơi, lão nông kiếm trăm triệu/năm - Ảnh 6.

Ốc nhồi sau khi đẻ trứng được ông Phạm Văn Tâm, xã Khánh Thiện, huyện Yên Khánh (tỉnh Ninh Bình) cẩn thận thu nhặt trứng về ấp, nhờ vậy mà tỷ lệ nở cao.

Ốc nhồi là loại ốc dễ nuôi, thức ăn lại dễ kiếm, dễ tìm. Thức ăn cho ốc nhồi là các loại rau củ quả tự trồng được trong vườn. Với việc tận dụng vườn nhà trồng các loại rau củ quả, vừa làm thực phẩm cho gia đình và cũng làm thức ăn cho đàn ốc nhồi, mà hầu như ông Tâm chẳng mất thêm bất kỳ thêm chi phí nào, lợi cả đôi đường.

Chủ động được nguồn thức ăn đảm bảo an toàn cho ốc nhồi là bí quyết giúp đàn ốc nhồi của ông Tâm mắn đẻ, đẻ sòn sòn cả vụ. 

Theo ông Phạm Văn Tâm, ốc nhồi là "con ăn bẩn ở sạch", là loài rất sợ thuốc trừ sâu, thuốc trừ cỏ hay bất kỳ một loại hoá chất nào. Nếu mà thức ăn nhiễm thuốc sâu, thuốc trừ cỏ, nhiễm hóa chất là ốc nhồi chết ngay.

Ninh Bình: Chán cá cảnh chuyển sang nuôi đàn ốc béo ú ngắm chơi, lão nông kiếm trăm triệu/năm - Ảnh 7.

Theo ông Phạm Văn Tâm, xã Khánh Thiện, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình: Con ốc nhồi này quả thực nuôi rất kinh tế, phù hợp với nuôi quy mô nhỏ lẻ hộ gia đình để phát triển kinh tế ở các vùng nông thôn.

 Đặc biệt, nuôi loại ốc nhồi này rất nhàn nên người già hay người trẻ đều nuôi được hết để tăng thêm thu nhập”, ông Phạm Văn Tâm, xã Khánh Thiện, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình chia sẻ.

Theo Phạm Quân/danviet.vn
https://danviet.vn/ninh-binh-chan-nuoi-ca-canh-chuyen-sang-nuoi-oc-nhoi-dac-san-ao-sach-vuon-dep-ong-nong-dan-lam-giau-nhu-choi-20201024171415146.htm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập383
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm380
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại833,619
  • Tổng lượt truy cập90,897,012
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây