Học tập đạo đức HCM

Phục hồi vườn cây ăn trái sau hạn mặn

Thứ ba - 30/03/2021 06:00
Công ty Behn Meyer chia sẻ quy trình 4 bước phục hồi vườn cây bị nhiễm mặn: rửa mặn, phục hồi bộ rễ, hỗ trợ bộ lá, hoàn thiện bộ rễ và bộ lá.
Hạn hán, xâm nhập mặn đa số các vườn cây ăn trái không có đủ nước ngọt để tưới, cây bị xơ xác, xào lá, rụng các lá già, lá nhỏ. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Hạn hán, xâm nhập mặn đa số các vườn cây ăn trái không có đủ nước ngọt để tưới, cây bị xơ xác, xào lá, rụng các lá già, lá nhỏ. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Mùa khô năm nay, dù được các cơ quan chức năng dự báo tình hình xâm nhập mặn không nghiêm trọng như đã xảy ra ở mùa khô 2019-2020 nhưng cao hơn trung bình nhiều năm và cũng đã bắt đầu xảy ra ở một số địa phương ven biển ở ĐBSCL như: Bến Tre, Tiền Giang, Trà Vinh, Kiên Giang, Cà Mau...

Theo Sở KHCN tỉnh Bến Tre, qua thời gian dài hạn hán, xâm nhập mặn đa số các vườn cây ăn trái không có đủ nước ngọt để tưới, cây bị xơ xác, xào lá, rụng các lá già, lá nhỏ... làm giảm diện tích lá ảnh hưởng đến khả năng quang hợp của cây. Đất bị nhiễm mặn có chứa nhiều các ion Na+ và Cl- gây ra mất cân bằng và gây hại cho cây thể hiện triệu chứng thiếu dinh dưỡng. 

Ngoài ra, các mương vườn khô cạn nước là điều kiện kích hoạt phèn tiềm tàng trở thành phèn hoạt động sẽ gây hại cho cây trồng. Do thiếu nước tưới, đất mặt bị nứt nẻ ảnh hưởng đến sự hoạt động của các vi sinh vật có lợi trong đất. Bên cạnh đó, các rễ nhỏ dễ bị đứt, từ đó giảm khả năng trao đổi chất dẫn đến cây thiếu dinh dưỡng.

Ngoài ra, những vùng bị nhiễm mặn với nồng độ muối càng cao kìm hãm sinh trưởng của cây, những cây mẫn cảm với mặn như sầu riêng, chôm chôm dễ bị chết.

Những cây mẫn cảm với mặn như sầu riêng, chôm chôm dễ bị chết khi độ mặn tăng cao. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Những cây mẫn cảm với mặn như sầu riêng, chôm chôm dễ bị chết khi độ mặn tăng cao. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Như vậy, ngay sau thời gian bị ảnh hưởng do hạn, mặn kéo dài, vườn cây bị suy kiệt trầm trọng. Để phục hồi vườn cây ăn trái, nông dân cần thực hiện một số công việc cần thiết ngay khi có nguồn nước ngọt.

Từ bài học kinh nghiệm của đợt hạn mặn năm 2015-2016, 2019-2020 đã được rút ra, Công ty Behn Meyer chia sẻ lại những kinh nghiệm sau:

Rửa mặn cho đất: Thực hiện biện pháp tưới ngọt liên tục 3-5 ngày (ngày tưới 2-3 lần, mỗi lần 15-30 phút, tưới bằng béc phun) để rửa trôi muối tích tụ trong đất, sau đó tiến hành bón vôi 1kg/cây. Tưới nước sạch để vôi tan trong đất, việc bón vôi nhằm để các ion Canxi (Ca++) đẩy ion Natri (Na+) ra khỏi keo đất.

Phục hồi bộ rễ: Để Phục hồi bộ rễ cây, cải thiện cấu trúc đất, giúp đất tăng cường giữ chất dinh dưỡng, phân hữu cơ khoáng Growel 3-3-3 (7-10 ngày sau kể từ bước trên). Growel 3-3-3 có hàm lượng hữu cơ hữu dụng cao, dễ dàng chuyển hóa dạng mùn (chỉ số C/N ~10). Sản phẩm được sản xuất với công nghệ đặc biệt, nên hữu cơ được cung cấp từ từ cho cây sử dụng.

Hiện nay, các địa phương đang chủ động nhiều biện pháp ứng phó xâm nhập mặn, nhất là tích trữ nước ngọt phục vụ cho vườn cây ăn trái nhà mình. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Hiện nay, các địa phương đang chủ động nhiều biện pháp ứng phó xâm nhập mặn, nhất là tích trữ nước ngọt phục vụ cho vườn cây ăn trái nhà mình. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Hỗ trợ bộ lá: Khi bộ rễ đã được tái tạo, khoảng 15 -20 ngày sau bà con tiến hành bón các dòng phân phức hợp châu Âu như Entec 20-10-10+3S hoặc Entec 24-8-7+2S. Tỷ Lệ 80% & Novatec Premium tỷ lệ 20% với công nghệ tích hợp bên trong mỗi hạt phân giúp hoạt hóa tiến trình sinh học bên trong cây, nên bộ rễ cây sẽ phát triển mạnh, đọt mập, chồi to, lá xanh, dày, cây sẽ nhanh chóng phục hồi mạnh mẽ.

Hoàn thiện bộ rễ và bộ lá: Hỗ trợ dinh dưỡng qua lá với các chế phẩm Basfoliar Kelp chứa Amino acid, Auxin kích hoạt bộ rễ phát triển mạnh + Fetrilion Combi hỗ trợ cây tăng cường quang hợp, kích hoạt các tiến trình sinh học bên trong cây.

Lưu ý: Bà con lưu ý không xử lý ra hoa những cây vừa mới phục hồi. Khi sử dụng hóa chất cần thận trọng vì hệ rễ mới phục hồi cho nên bà con không dùng urea hoặc phân có nguồn gốc urea để bón cho cây như NPK 30-10-10 hoặc 30-9-9 (gây tổn thương cấu trúc tế bào cây).

Bên cạnh đó, trong giai đoạn bắt đầu phục hồi, cây sẽ ra rất nhiều chồi, hoa là điều kiện cho các loại côn trùng gây hại như: trên cây có múi có dòi hại đọt bưởi, sâu bướm phượng, sâu vẽ bùa, bọ trĩ gây hại hoa, trên cây sầu riêng có rầy phấn, rầy xanh, trên cây măng cụt có sâu vẽ bùa.

“Theo cảnh báo của Cục Bảo vệ thực vật, hiệu quả sử dụng phân bón của Việt Nam đang rất thấp, chỉ đạt 50 -60% dẫn tới lãng phí và ô nhiễm môi trường. Lời cảnh báo này không mới lạ nhưng chúng tôi muốn nhắc lại để bà con chúng ta hiểu rằng đã đến lúc hành động. Hãy tìm hiểu kỹ về đặc điểm của những loại phân bón chúng ta đang sử dụng cho cây. Hãy kiểm soát lượng phân bón, chi phí và hiệu quả sử dụng để có những đánh giá chính xác. Hãy cân nhắc để có sự lựa chọn thông minh cho một sản phẩm chất lượng”, đại diện của Công ty Behn Meyer chia sẻ.

Theo Lê Hoàng Vũ/nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập266
  • Máy chủ tìm kiếm10
  • Khách viếng thăm256
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại823,953
  • Tổng lượt truy cập90,887,346
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây