Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng chúc mừng, ghi nhận, đánh giá cao và biểu dương những thành tích, kết quả mà Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Hà Nam đã nỗ lực phấn đấu và đạt được trong những năm qua, đưa Hà Nam trở thành tỉnh thứ 4 trong cả nước được công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM.
Theo đó, trong giai đoạn 2010 - 2020 tổng nguồn vốn 30.931 tỷ đồng đã được đầu tư cho mục tiêu xây dựng nông thôn mới.
Trong đó ngân sách Trung ương là 679 tỷ đồng; ngân sách tỉnh là 3.999 tỷ đồng; ngân sách huyện; thị xã; thành phố là 1.000 tỷ đồng; ngân sách xã 3.020 tỷ đồng vốn tín dụng là 16.200 tỷ đồng vốn doanh nghiệp, HTX là 294 tỷ đồng; nhân dân đóng góp 1.855 tỷ đồng; vốn lồng ghép 2.931 tỷ đồng; vốn khác 975 tỷ đồng. Bình quân huy động đạt trên 2.821 tỷ đồng/năm.
Hà Nam là tỉnh mới được tái lập vào năm 1997, khi bắt đầu xây dựng nông thôn mới, bình quân chỉ đạt 5,7 tiêu chí/xã, song với sự đồng thuận, chung sức, đồng lòng của toàn Đảng bộ, các cấp chính quyền, Mặt trận tổ quốc, đoàn thể chính trị – xã hội, doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân, tỉnh Hà Nam đã hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM sau 10 năm triển khai thực hiện.
Đến nay, toàn tỉnh có 83/83 xã được UBND tỉnh công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, đạt 100%; trong đó 4 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu; 6/6 huyện, thành phố, thị xã đạt chuẩn và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM, đạt 100%. Số tiêu chí bình quân/xã đạt 19 tiêu chí, tăng bình quân 13,3 tiêu chí/xã so với năm 2010 (năm 2010 là 5,7 tiêu chí).
Phát biểu tại buổi lễ, ông Trương Quốc Huy - Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam đã báo cáo kết quả xây dựng nông thôn mới tỉnh Hà Nam đến năm 2020 và đặt ra nhiều mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp cho chặng đường phát triển tiếp theo.
"Sau hơn 10 năm triển khai thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, với sự nỗ lực, cố gắng không ngừng của cấp uỷ, chính quyền các cấp, của toàn xã hội, của nhân dân, diện mạo nông thôn mới thực sự thay đổi, đặc biệt là hệ thống giao thông nông thôn, giao thông nội đồng và các công trình phúc lợi cộng đồng.
Đời sống vật chất và tinh thần của người dân được cải thiện; thu nhập bình khu vực nông thôn năm 2020 tăng xấp xỉ 3,7 lần so với năm 2010, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh từ 10,68%/năm xuống còn 1,84%năm 2020 (trong đó có 0,65% hộ nghèo đa chiều theo chuẩn nông thôn mới), khoảng cách phát triển giữa nông thôn - đô thị từng bước được thu hẹp", ông Huy nói.
Tuy nhiên trong quá trình phát triển, nông thôn mới cũng tồn tại một số hạn chế như hạ tầng được đầu tư song một số lĩnh vực chưa theo kịp với yêu cầu công nghiệp hoá.
Một số xã chưa thật sự quan tâm đến duy trì nâng cao chất lượng các tiêu chí sau khi được công nhận đạt chuẩn để hướng tới xây dựng NTM nâng cao, kiểu mẫu.
Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam cho biết, Hà Nam cũng đặt ra nhiều nhiệm vụ và giải pháp để xây dựng nông thôn mới.
"Xây dựng NTM là quá trình liên tục, lâu dài có điểm khởi đầu nhưng không có điểm kết thúc và là nhiệm vụ của hệ thống chính trị.
Hà Nam sẽ tập trung lãnh đạo, chỉ đạo huy động nguồn lực để duy trì, nâng cao chất lượng nông thôn mới.
Mục tiêu xây dựng nông thôn Hà Nam có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội khang trang, hiện đại; nền nông nghiệp hàng hoá tiên tiến ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất. Nâng cao đời sống của người dân và bảo đảm an ninh trật tự", ông Huy khẳng định.
Tại buổi lễ, UBND tỉnh Hà Nam cũng đã trao bằng công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu năm 2020 cho ba xã: An Đỗ (Bình Lục), Phù Vân (TP. Phủ Lý), Mộc Bắc (Duy Tiên).
Đồng thời, UBND tỉnh Hà Nam cũng khen thưởng và trao thưởng cho các tập thể, cá nhân có thành tích tiêu biểu trong xây dựng NTM.
Trước đó, ngày 31/12/2020 Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng ký Quyết định công nhận tỉnh Hà Nam hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2020.
Theo Quyết định, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng giao Bộ NNPTNT phối hợp với các bộ, ngành liên quan và UBND tỉnh Hà Nam tổ chức lễ công bố tỉnh Hà Nam hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2020 theo quy định.
UBND tỉnh Hà Nam có trách nhiệm tiếp tục triển khai, duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí xã, huyện nông thôn mới, chú trọng các tiêu chí về quy hoạch, sản xuất, môi trường, an ninh trật tự để bảo đảm tính bền vững trong xây dựng nông thôn mới.
Sau hơn 10 năm triển khai xây dựng nông thôn mới với sự nỗ lực, cố gắng không ngừng của cấp uỷ, chính quyền các cấp, của toàn xã hội, nhất là phát huy sức sáng tạo, tinh thần cộng đồng của nhân dân, diện mạo nông thôn Hà Nam thực sự đổi mới.
Chương trình đã làm thay đổi nhận thức của cán bộ và nhân dân, tính dân chủ và vai trò chủ thể của người dân trong xây dựng nông thôn mới được phát huy.
Huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị các cấp và toàn xã hội, đặc biệt là sự đồng lòng, hưởng ứng của người dân.
Theo Võ Hồng Nhân/danviet.vn
https://danviet.vn/tap-trung-nguon-luc-toi-31000-ty-dong-tinh-ha-nam-da-hoan-thanh-xuat-sac-nhiem-vu-nay-20210113114953554.htm
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã