Trồng cà phê khoa học
Dẫn phóng viên đi trong vườn cà phê xanh tốt, những cành ra trái trĩu trịt, ông Bạch Văn Pha kể cho phóng viên câu chuyện làm giàu, thoát nghèo của mình. Ông Pha cho biết, gia đình ông trồng cà phê từ năm 1997, đến nay diện tích đất trồng cà phê của gia đình ông lên đến 5,7ha.
"Hiện nay, giá cà phê đang ở giá khá thấp, trên dưới 30.000 đồng/kg. Thế nhưng, với diện tích cà phê hiện tại cùng sản lượng của tôi thì tôi vẫn có thu nhập vài trăm triệu đồng. Đặc biệt, tôi không sử dụng phân bón tổng hợp mà chỉ sử dụng phân đơn như kali, SA, lân. Người dân địa phương thường chọn cách trộn 3 loại phân trên với nhau để bón cho cây cà phê. Thế nhưng, thế là sai, nếu trộn nó sẽ xảy ra phản ứng hóa học, khi bón sẽ giảm đi chất lượng của phân", ông Pha phân tích.
Ngoài ra, mỗi năm ông Pha còn sử dụng phân chuồng ủ hoai mục với vỏ cà phê tận dụng sau mỗi mùa để bón ra vườn. Theo ông Pha, vỏ cà phê được ủ hoai mục sẽ rất tốt nếu người dân phối trộn với tỷ lệ khoa học. Mỗi lần ủ phân, ông Pha có 8 nguyên liệu chính gồm: vỏ cà phê, phân lân, phân kali, phân Urê, chế phẩm Trichoderma, đường mía. Sau khi phối trộn 8 nguyên liệu này 20 ngày sẽ phải đảo lại 1 lần và tưới nước lên cho ẩm. 1 tháng sau, phân phải có độ nóng 70 – 80% và tiếp tục bổ sung nước. Loại phân này được ủ trong vòng 1 năm sau đó mới đưa ra bón.
Hiện nay, trong khu vườn của ông Pha, ông đang tiến hành tái canh, vừa ghép và trồng cây mới để đảm bảo năng suất. Mỗi năm 1 gốc cà phê sẽ được ông bón 10kg phân chuồng. Ngoài ra, ông còn bổ sung các loại phân đơn kể trên để đảm bảo dinh dưỡng cho cây nuôi quả và cành trong 1 năm.
Thu hơn 400 triệu mỗi năm
"Như tôi đã nói, hiện giờ, giá cà phê đang khá thấp so với trước đây. Nhưng hiện nó vẫn là cây trồng chủ lực tại địa phương. Vì vậy, muốn có lời, tôi phải làm sao giảm tối qua chi phí đầu vào. Với phương châm "1 bát thì đầy, hai bát thì vơi", 5,7ha cà phê của gia đình không hề xen bất cứ cây trồng gì. Mỗi năm tôi thu được từ 18-22 tấn cà phê nhân. Đỉnh điểm là trước đây, sản lượng cà phê của tôi đã lên đến 27 tấn. Sau khi trừ chi phí các loại, tôi còn dư được từ 400 – 600 triệu đồng", ông Pha tự tin nói.
Quả thật, tận mắt tham quan vườn của ông Pha, chúng tôi thấy những tán cà phê được cắt tỉa khoa học. Bên trong nhìn ra thì thoáng, mà bên ngoài nhìn vào thì lại dày đặc những cành mang nặng quả. Những cây cà phê của ông là giống mới nên năng suất cao. Hơn nữa, việc cắt tỉa cành khoa học của ông lão nông này cũng đảm bảo năng suất cho mùa vụ năm sau.
Điều đặc, bên dưới lớp lá của mỗi gốc cà phê của ông Pha đều có một lớp mùn rất dày. Theo ông Pha, lớp mùn này chứa rất nhiều vi sinh vật có lợi cho sự phát triển của cây cà phê. Thời gian sắp tới, ông Pha sẽ tiếp tục chuyển đổi, ghép cải tạo những giống cà phê mới, cho năng suất cao hơn để tăng thu nhập cho gia đình.
Bà Lương Nữ Hoài Thanh – Phó Chủ tịch Hội ND xã Tân Văn cho biết, mô hình và cách làm cà phê của ông Pha là cách làm hay và khoa học. Không chỉ làm cà phê, ông Pha còn chăn nuôi cá, lợn, chim bồ câu để tăng thu nhập, làm giàu trên mảnh đất của mình. Vì vậy, ông Bạch Văn Pha đã được UBND tỉnh Lâm Đồng tặng bằng khen "Đã có thành tích xuất sắc trong phong trào nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi giai đoạn 2013 – 2018.
Theo Văn Long/danviet.vn
https://danviet.vn/trong-ca-phe-khoa-hoc-lao-nong-thu-nhap-hang-tram-trieu-dong-moi-nam-20200927100503635.htm
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã