Sau gần 2 năm triển khai, Dự án "Ứng dụng các giải pháp khoa học và công nghệ quản lý hiệu quả chất thải chăn nuôi lợn trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang" do Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh thực hiện tại xã Hợp Hòa, Sơn Nam và Đại Phú (Sơn Dương) đã phát huy hiệu quả tích cực.
Đàn lợn được cho ăn bằng thức ăn phối trộn cân bằng dinh dưỡng. Ảnh: P.V
Những năm qua, người chăn nuôi lợn ở tỉnh Tuyên Quang đã áp dụng nhiều giải pháp ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường như xử lý chất thải chăn nuôi bằng hầm biogas, xử lý chất thải bằng chế phẩm sinh học, xử lý nước thải bằng ôxy hóa, chăn nuôi trên đệm lót sinh học… Tuy nhiên, các giải pháp trên chỉ hiệu quả đối với các mô hình nhỏ lẻ, chăn nuôi theo hộ gia đình. Khi phát triển chăn nuôi lớn quy mô lớn thì các giải pháp này chưa đáp ứng được yêu cầu. Để xử lý chất thải trong chăn nuôi một cách hiệu quả và kinh tế nhất, đề tài nghiên cứu đã kết hợp giữa hệ thống máy tách ép phân với hệ thống hầm biogas. Từ đó, giúp tận thu nguồn phân để làm phân bón cho cây trồng, hạn chế cặn lắng trong các hầm biogas chống quá tải hầm biogas, kéo dài thời gian sử dụng, giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước xả, tạo khí gas sử dụng trong đun, thắp sáng…
Gia đình chị Trần Thị Sen, (thôn Cao Đá, xã Sơn Nam, Sơn Dương) là 1 trong 6 hộ của xã tham gia dự án. Chị Sen cho biết, nhờ được dự án hỗ trợ dụng cụ, vắc xin tiêm phòng, phân tích nguyên nhân nguồn gây ô nhiễm; được hướng dẫn cách phối trộn khẩu phần ăn cân bằng dinh dưỡng hoàn chỉnh cho lợn, cách xử lý chất thải và ủ phân theo công nghệ Nhật Bản-VCN… Đồng thời áp dụng triệt để các quy trình kỹ thuật được dự án tập huấn chuyển giao và sử dụng thức ăn tự phối trộn so với thức ăn công nghiệp với chi phí thấp hơn từ 1.000 -1.500 đồng/kg thức ăn, đàn lợn 50 con sau thời gian nuôi đến khi được bán, lợn đạt trọng lượng từ 110 - 120kg/con, trừ các khoản chi phí gia đình chị thu lãi từ 1.500.000 - 1.900.000 đồng/con lợn.
Thực tế cho thấy, khi chăn nuôi ngày càng phát triển thì vấn đề xử lý chất thải càng cần được quan tâm. Do đó việc ứng dụng công nghệ trong xử lý chất thải trong chăn nuôi lợn sẽ giúp người dân giải quyết được bài toán khó về môi trường, tạo điều kiện để ngành chăn nuôi của tỉnh phát triển theo hướng an toàn và bền vững, góp phần quan trọng giải quyết tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới.
Theo Vân Anh/danviet.vn
https://danviet.vn/tuyen-quang-xu-ly-chat-thai-chan-nuoi-lon-kieu-nay-xu-ly-den-dau-sach-den-do-20210530165628717.htm
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Triển khai Phong trào thi đua “Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo và CĐS” của VPĐP thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM tỉnh
Kết luận của đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng ban chỉ đạo tỉnh về phát triển khoa học, công nghệ, ĐMST và CĐS
Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị toàn quốc tổng kết các Chương trình mục tiêu quốc gia: xây dựng NTM và giảm nghèo bền vững
Tuyên truyền Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
Triển khai Phong trào thi đua “Cả nước thi đua ĐMST và CĐS” trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh