Lão nông Bùi Tấn Thịnh (63 tuổi, khu vực 4, phường 4, TP Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang) - người đầu tiên thực hiện thành công mô hình độc đáo nuôi lươn trong can nhựa cho biết, mới đây, lươn của ông đang nuôi gần tới ngày bán đã bị chết sạch.
"Tổng số lươn đồng bị chết là khoảng 300 ký được tôi nuôi trong 80 can nhựa. Với giá bán lươn đồng là 220 nghìn đồng mỗi ký, tôi bị thiệt hại khoảng 66 triệu đồng" - ông Thịnh xót xa cho biết.
Theo ông Thịnh, số lươn đồng trên, ông thả nuôi từ 8 tháng trước. "Hôm đó, như thường ngày, tôi ra thăm lươn thì bất ngờ thấy lươn bị chết sạch. Về nguyên nhân, theo tôi tìm hiểu thì được biết do người dân trồng lúa ở gần đây phun thuốc diệt ốc bươu vàng. Lượng thuốc diệt ốc bươu vàng này theo nguồn nước chảy tới khu vực tôi nuôi lươn trong can nhựa" - ông Thịnh nhớ lại.
Để có lươn đồng bán cho bà con địa phương, ông Thịnh cho biết, sau đợt lươn nuôi trong can nhựa chết trên, ông vẫn thử thả nuôi số lượng ít lươn giống. Tuy nhiên "hể thả xuống là lươn lại bị chết" do nguồn nước vẫn còn bị ô nhiễm thuốc.
Theo phóng viên tìm hiểu, hiện ông Thịnh vẫn đang thua mua lươn đồng chích điện về dưỡng thành lươn giống để bán lại cho những hộ dân có nhu cầu nuôi.
Thông thường, lươn đồng loại con nhỏ bị chích điện, sức khỏe rất yếu ớt, nếu không chăm sóc đúng cách, nó sẽ bị chết nhanh sau đó. Tuy nhiên, ông Thịnh lại có cách dưỡng, nuôi lươn bị chích điện sống khỏe và mau lớn.
Cụ thể, sau khi mua lươn bị chích điện từ người dân địa phương về, ông Thịnh dùng thuốc do mình "tự chế" để "giã điện trong mình con lươn". Sau đó, ông dùng 1 số dưỡng chất khác cho lươn uống khi nó chưa thể ăn thức ăn được.
Cách làm này đã được áp dụng nhiều năm nay, được người dân nhiều địa phương TP Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang ưa thích nuôi lươn đồng tìm đến mua.
Ông Thịnh nuôi lươn trong can nhựa bằng cách sử dụng những chiếc can nhựa loại 30 lít, hình chữ nhật kích thước 60x35x20cm, rồi đục lỗ xung quanh.
Lão nông 63 tuổi ở tỉnh Hậu Giang đặt các can nhựa dưới sông sau đó thả lươn giống vào đó nuôi trong thời gian khoảng 8 tháng thì thu hoạch. Trung bình 1 can nhựa sẽ nuôi được khoảng 1kg lươn giống.
Ông còn thiết kế một túi vải được cố định ở nắp can nhựa, xung quanh có khoét nhiều lỗ để cho thức ăn vào đó, khi đói lươn sẽ tự động rỉa thức ăn trong túi, tiết kiệm được lượng thức ăn bị trôi ra bên ngoài.
Với cách nuôi này ông Thịnh không cần phải thay nước cho lươn lại đỡ tốn công chăm sóc, đỡ tốn thức ăn và thân thiện với môi trường. Khi con lươn đạt trọng lượng từ 300-400gram là có thể thu hoạch được.
Theo Huỳnh Xây/danviet.vn
https://danviet.vn/xot-xa-luon-nuoi-trong-can-nhua-cua-1-nong-dan-tinh-hau-giang-lan-ra-chet-ca-ngan-con-thu-thuoc-doc-nay-20200901084118193.htm
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã