Học tập đạo đức HCM

An Giang: Lũ về đặt dớn bắt cá linh, cá rô đồng kiếm 400 ngàn/ngày

Thứ ba - 04/09/2018 20:51
Lũ về, mùa nước nổi, anh Phạm Văn Trí, xã Bình Long, huyện Châu Phú (An Giang) cho biết: “Dớn được đặt chủ yếu ở các cánh đồng Kênh 15 (xã Bình Phú). Mỗi ngày, gia đình tôi bắt vài chục ký cá, chủ yếu các loại cá linh, cá he, cá sặc, cá rô... nhưng nhiều nhất vẫn là cá linh. Hiện nay, giá cá linh bán cho bạn hàng với giá 40.000 đồng/kg, các loại cá đồng khác do còn nhỏ nên chúng tôi thả về thiên nhiên. Thu nhập mỗi ngày đặt dớn bắt cá đồng từ 300.000 - 400.000 đồng”.

Hàng năm, khi nước tràn bờ cũng là lúc ngư dân tất bật với công việc mưu sinh trong mùa lũ. Những sản vật mùa nước nổi mang đến nguồn thu nhập kha khá cho người dân sau những chuyến rong ruổi thả lưới, giăng câu... Năm nay, nước lũ về sớm, sản lượng tôm, cá dồi dào hơn so với những năm trước, vì vậy ngư dân rất phấn khởi khi bước vào vụ.

 an giang: lu ve dat don bat ca linh, ca ro dong kiem 400 ngan/ngay hinh anh 1

Đặt dớn bắt cá đồng mùa nước nổi ở An Giang. Ảnh: Trung Hiếu

Tăng thu nhập cho gia đình từ nghề đặt dớn bắt cá đồng

Cứ vào tháng 6, 7 (âm lịch), khi kết thúc vụ lúa hè thu, bà con nông dân ở nhiều địa phương lại tất bật chuẩn bị ngư cụ vào mùa đánh bắt thủy sản. Công việc mưu sinh mùa nước nổi tuy vất vả nhưng giúp những hộ dân có được nguồn thu nhập ổn định, cuộc sống từ đó cũng khấm khá hơn.

Như nhiều hộ dân khác ở địa phương, anh Phạm Văn Trí chuẩn bị ngư cụ để đi “đánh bắt đồng xa”. Mỗi ngày, khoảng 3 giờ sáng, vợ, chồng anh Trí chạy xuồng đến những cánh đồng ngoài khu vực đê bao trong huyện để đặt dớn, đem ra chợ bán cho các tiểu thương. Đến khi trời hừng sáng thì về nhà nghỉ ngơi, chuẩn bị cho công việc hôm sau.

Anh Trí cho biết: “Dớn được đặt chủ yếu ở các cánh đồng Kênh 15 (xã Bình Phú). Mỗi ngày, gia đình tôi thu hoạch vài chục ký cá đồng, chủ yếu các loại cá linh, cá he, cá sặc, cá rô... nhưng nhiều nhất vẫn là cá linh. Hiện nay, giá cá linh bán cho bạn hàng với giá 40.000 đồng/kg, các loại cá khác do còn nhỏ nên chúng tôi thả về thiên nhiên. Thu nhập mỗi ngày từ 300.000 - 400.000 đồng”.

Theo đánh giá của anh Trí, năm nay, nước lũ về sớm hơn so với năm rồi, lượng tôm, cá cũng nhiều hơn. Tuy nhiên, hiện nay, các loại cá đồng còn rất nhỏ nên anh chỉ giữ lại cá linh để bán, các loại cá đồng khác được anh thả lại môi trường tự nhiên.

Lũ về thêm phát triển nghề chăn nuôi thuỷ sản

Cũng như anh Trí, từ đầu mùa nước đến nay, anh Phạm Văn Lành (ngụ cùng xã Bình Long, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang) tranh thủ đặt mấy cái dớn tại những khu vực gần nhà để kiếm thêm thu nhập. Ngoài lượng “cá, mắm” bán cho thương lái, anh Lành còn tận dụng cá chết để nuôi thêm 5 vèo lươn, với số lượng khoảng 600kg con giống.

“Hiện gia đình tôi có khoảng 1.000m dớn. Mỗi ngày, từ lúc 12 giờ trưa đi thăm, đến 3 giờ chiều là về. Bình quân mỗi chuyến đi thu khoảng 25 - 20kg cá đồng. Hôm nào trúng thì sản lượng cá đồng sẽ cao hơn. Cá đồng đem về một phần để bán, một phần để gia đình dùng, còn lại để cho lươn ăn. Nhờ vậy, gia đình tôi đỡ chi phí sinh hoạt hàng ngày, việc chăn nuôi lươn cũng ít tốn kém hơn” - anh Lành cho hay.

Theo anh Lành, nghề đặt dớn có thể làm được quanh năm nhưng đặt chạy nhất là vào mùa lũ về. Những ngày thường chủ yếu đặt ở các kênh, rạch. Đến mùa nước lũ lên đặt trên những cánh đồng.

Ngoài tạo thu nhập cho ngư dân đặt dớn nói riêng, đánh bắt thủy sản mùa nước nổi nói chung còn tạo điều kiện phát triển các loại thuỷ sản nuôi như: cá lóc, lươn... qua đó, góp phần giúp nông dân giảm chi phí, tăng lợi nhuận trong chăn nuôi thuỷ sản.

Mùa nước nổi mang theo phù sa bồi đắp cho ruộng đồng và mang đến nhiều nguồn lợi thủy sản. Mùa nước nổi cũng là mùa làm ăn của nhiều hộ dân trong tỉnh An Giang. Trên những con kênh hay những cánh đồng nước mênh mông, hoạt động đánh bắt thủy sản diễn ra khá nhộn nhịp.

Các loại hình đánh bắt cá mùa lũ khá đa dạng, ngoài đặt dớn, ngư dân còn giăng lưới, thả câu, chài lưới... tạo nên bức tranh sinh động cho mùa nước nổi. Tuy nhiên, về lâu dài, người dân cần có hình thức khai thác hợp lý, tránh khai thác theo lối tận diệt để bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Hơn hết là bảo vệ “chén cơm” của bà con trong những năm tiếp theo.

 
Theo danviet.vn
 Tags: cá linh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập441
  • Máy chủ tìm kiếm5
  • Khách viếng thăm436
  • Hôm nay66,456
  • Tháng hiện tại771,569
  • Tổng lượt truy cập90,834,962
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây