Học tập đạo đức HCM

An cư trong những ngôi nhà mới: Những "chất xúc tác"

Thứ ba - 16/10/2012 20:30
Thực hiện Quyết định 167 của Thủ tướng Chính phủ, 3 năm qua, hàng trăm nghìn hộ nghèo đã được hỗ trợ vốn ưu đãi để xây nhà kiên cố. Đạt được kết quả trên, phải kể đến "chất xúc tác" từ các chương trình khác như cuộc vận động Quỹ Vì người nghèo của Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam và các tổ chức chính trị, xã hội khác...

Nhờ nguồn vốn ưu đãi, chị Trần Thị Thạch ở thôn Đồng Nâm, xã Đồng Tiến (Phổ Yên-Thái Nguyên) đã có nhà mới.

An cư trong những ngôi nhà mới: Tiếng nói từ địa phương


Nhiều cách làm, một mục tiêu

Hơn 10 năm qua, cuộc vận động Ngày vì người nghèo do Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam phát động đã được các tầng lớp nhân dân trong và ngoài nước hưởng ứng tích cực. Để tạo nguồn lực giải quyết mối bức xúc nhất cho các hộ nghèo là nhà ở, Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam và Ban vận động Ngày vì người nghèo đã quyết định đẩy mạnh cuộc vận động xây dựng nhà đại đoàn kết cho các hộ nghèo.

Kể từ năm 2000, Uỷ ban MTTQ Việt Nam đã chủ trì xây dựng nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số. Khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 167 về chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở, Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam đã ban hành Công văn số 4146/MTTW-BTT ngày 13/7/2009 hướng dẫn Ban Thường trực Uỷ ban MTTQ các tỉnh không tách chương trình xây dựng nhà đại đoàn kết riêng như trước đây mà phụ thuộc vào kinh phí Nhà nước hỗ trợ.

Tính từ khi phát động (17/10/2000) đến ngày 31/12/2011, Quỹ vì người nghèo 4 cấp đã nhận được 7.069,5 tỷ đồng. Từ năm 2009, cùng với cuộc vận động Quỹ vì người nghèo, Uỷ ban MTTQ Việt Nam còn thực hiện chương trình an sinh xã hội, kết quả sau 3 năm (2009 - 2011), chương trình này đã vận động được 13.275 tỷ đồng.

Thông qua các chương trình vận động, đến nay, Uỷ ban MTTQ Việt Nam đã xây dựng và sửa chữa 1.125.644 căn nhà cho người nghèo. Hàng ngàn công trình phúc lợi được xây dựng để nâng cao đời sống, góp phần đảm bảo an sinh xã hội. Thông qua đó, hàng triệu người nghèo đã tự tin, vững tâm khi có nhà kiên cố, từ đó vươn lên xóa đói giảm nghèo.

Trong quá trình thực hiện, mỗi địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội khác nhau nên cách làm cũng liên tục có sự sáng tạo, linh hoạt, phù hợp với địa bàn. Nhiều nơi đã có cách làm hay như TP.Hà Nội tổ chức chương trình trao cúp Thăng Long nhân ngày Doanh nhân Việt Nam và vận động các doanh nghiệp tham gia ủng hộ người nghèo. Nhân dịp chào mừng Đại lễ 1.000 Thăng Long - Hà Nội, Uỷ ban MTTQ thành phố đã vận động các doanh nghiệp xây được 7.000 căn nhà đại đoàn kết cho các hộ nghèo. Đây là con số rất ấn tượng mà không phải nơi nào cũng làm được.

Tương tự, Uỷ ban MTTQ tỉnh Tây Ninh cũng phát động phong trào mỗi khu dân cư quyên góp xây tặng 1-2 căn nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo/năm.

Tỉnh Vĩnh Long tổ chức chương trình Vòng tay nhân ái để ủng hộ cho Quỹ vì người nghèo, phối hợp vận động nhiều tổ chức phi chính phủ, các doanh nghiệp trên địa bàn tham gia đóng góp.

MTTQ tỉnh Hà Tĩnh tổ chức nhiều đêm giao lưu để vận động ủng hộ xây nhà cho người nghèo.

Tại Cao Bằng, Ủy ban MTTQ tỉnh đã tổ chức chương trình truyền hình Nối vòng tay lớn vì người nghèo, chương trình Ấm áp tình thân... Đặc biệt là vào tháng 8/2008, chương trình Chung tay góp sức vì cội nguồn cách mạng đã vận động được các doanh nghiệp, cá nhân ủng hộ số tiền lên tới 68 tỷ đồng để hỗ trợ hộ nghèo trên địa bàn tỉnh xoá nhà tranh tre dột nát.

Ủy ban MTTQ tỉnh Bình Phước đã vận động các "mạnh thường quân" là các ông Trần Công Cảnh, Lê Văn Thống ở thị trấn Chơn Thành (huyện Chơn Thành) giúp đỡ 200 lao động gặp khó khăn; vận động ông Nguyễn Xuân Cường ở ấp Tân Bình I, xã Lộc Thành (huyện Lộc Ninh) hiến hơn 6.000m2 đất xây dựng nhà tình thương và đất sản xuất cho hộ nghèo…

Sức lan toả

Cùng với Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam, cuộc vận động Ngày vì người nghèo không những thu hút các doanh nghiệp, cá nhân ủng hộ mà còn được các tổ chức chính trị, xã hội tích cực đồng hành.

Trong 10 năm qua, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã vận động công đoàn ngành các cấp đóng góp ủng hộ 3.281 tỷ đồng; Công đoàn ngành Trung ương và tổng công ty ủng hộ hơn 4.000 tỷ đồng. Riêng chương trình Mái ấm công đoàn, Tổng Liên đoàn đã vận động được 177,738 tỷ đồng, xây dựng 57.294 căn nhà.

Thông qua chương trình Mái ấm tình thương, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam cũng đã vận động được 62 tỷ đồng, xây dựng 4.590 căn nhà cho phụ nữ nghèo. Cùng với đó, Hội Cựu chiến binh Việt Nam đã phát động chương trình Mái ấm hội viên nghèo, Mái ấm đồng đội... Kết quả là sau 10 năm, Hội đã vận động ủng hộ được 206 tỷ đồng, xoá 43.306 nhà tranh tre dột nát cho hội viên, ủng hộ Quỹ cứu trợ 91,6 tỷ đồng, giúp đỡ hội viên nghèo phát triển sản xuất với số tiền lên tới 695 tỷ đồng.

Còn rất nhiều, rất nhiều tổ chức hội, đoàn thể khác cũng có những hành động hết sức ý nghĩa, thiết thực trong việc giúp đỡ hộ nghèo về nhà ở, trong đó phải kể đến Hội Người cao tuổi Việt Nam đã phối hợp với Uỷ ban MTTQ các cấp thực hiện cuộc vận động xoá nhà dột nát cho hộ nghèo có người cao tuổi, kết quả xoá được 43.863 nhà tạm. Quân đội Nhân dân Việt Nam đã đóng góp được 6,8 tỷ đồng xây dựng Quỹ vì người nghèo các cấp; đồng thời, vận động hỗ trợ quân nhân, công nhân viên quốc phòng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn 103 tỷ đồng...

Hội Nạn nhân chất độc da cam/Dioxin hưởng ứng bằng việc phát động cuộc vận động và thu được 60 tỷ đồng (từ năm 2009) để xây dựng 55 cơ sở nuôi dưỡng nạn nhân bán trú, xây 110 ngôi nhà tình nghĩa, cấp 1.100 suất hỗ trợ việc làm. Từ năm 2004 đến nay, các cấp Hội cơ sở đã thu được 147 tỷ đồng, xây dựng 1.420 căn nhà, hỗ trợ 24.641 suất vốn sản xuất... Hội Người mù Việt Nam cũng vận động xây dựng được 2.208 căn nhà và sửa chữa được 2.006 ngôi nhà cho người mù, trị giá hơn 20 tỷ đồng…

Nhằm huy động các nguồn lực xã hội vào việc tham gia xoá đói giảm nghèo, phát triển kinh tế, nâng cao đời sống cho đồng bào nghèo các dân tộc vùng biên giới, hải đảo cả nước, tháng 10/2008, Ban Thường trực Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam phối hợp với Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng phát động cuộc vận động Mái ấm cho người nghèo nơi biên giới hải đảo. Mục tiêu ban đầu đặt ra là vận động xây dựng 1.000 căn nhà cho đồng bào nghèo ở các xóm, bản biên giới, hải đảo. Và kết quả là sau 2 năm triển khai, Bộ đội Biên phòng đã vận động xây dựng được 6.901 căn nhà đại đoàn kết, tổng kinh phí 241 tỷ đồng và 270 công trình dân sinh, với số tiền khoảng 40,8 tỷ đồng. Đây không chỉ là những con số đáng ngưỡng mộ, mà chương trình còn tạo động lực, ý nghĩa lớn lao trong việc cùng nhân dân bảo vệ vững chắc đường biên, cột mốc của Tổ quốc.

Theo đánh giá của Uỷ ban MTTQ Việt Nam, nhờ có nhà ở an toàn, ổn định nên các hộ nghèo yên tâm lao động sản xuất, phát triển kinh tế, có điều kiện vươn lên thoát nghèo, góp phần tích cực vào thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo, sự phát triển kinh tế bền vững của đất nước cũng như góp phần thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới...

Theo thống kê của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, hiện cả nước có khoảng 3.055.565 hộ nghèo, trong đó có hàng chục vạn hộ vẫn phải sống trong những căn nhà tạm bợ, dột nát, cần sớm được hỗ trợ xây dựng. Hy vọng, với sự vào cuộc quyết liệt của các cấp ngành từ Trung ương đến địa phương, đồng thời có sự hỗ trợ, ủng hộ của các tổ chức chính trị - xã hội, chương trình hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở theo Quyết định 167 của Thủ tướng Chính phủ sẽ tiếp tục gặt hái được nhiều kết quả hơn nữa…

Duy Phong

Nguồn:kinhtenongthon.com.vn

 
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập392
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm390
  • Hôm nay82,827
  • Tháng hiện tại787,940
  • Tổng lượt truy cập90,851,333
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây