Chia sẻ với Dân Việt về những khó khăn trước đây khi mới bắt tay vào thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, ông Tòng Văn Công, Chủ tịch UBND xã Chiềng Sơ, cho biết: “Chiềng Sơ là xã vùng 3 của huyện Sông Mã. Toàn xã có 26 bản thì có đến 22 bản đặc biệt khó khăn; 1.775 hộ với 8.529 nhân khẩu (năm 2017) là con em 4 dân tộc Thái, Kinh, Mông, Sinh Mun cùng sinh sống. Tỷ lệ hộ nghèo đến hết năm 2017 là 30,2%. Địa hình chia cắt, lối canh tác lạc hậu là những rào cản trong lộ trình cán đích nông thôn mới của xã".
Phong trào làm đường giao thông nông thôn liên bản, liên xã ở xã Chiềng Sơ, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương
Năm 2010, khi bắt đầu triển khai thực hiện chương trình này, một số bộ phận cán bộ, nhân dân còn e dè, nghi ngờ về tính khả thi của đề án. Muốn xây dựng NTM thành công thì phải có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận của nhân dân thì mới huy động nguồn lực đóng góp cho NTM. Đứng trước núi khó khăn đó, tưởng như Chiềng Sơ khó lòng đạt được tiêu chí nào.
Bà con đồng bào người dân tộc Thái bảo ban nhau ứng dụng máy móc vào sản xuất nông nghiệp để nâng cao hiệu quả lao động
Theo ông Công, để biến những khó khăn trên thành động lực, UBND xã đã xây dựng và ban hành các quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo, Ban quản lý xã phân công nhiệm vụ cho các cán bộ chuyên môn là thành viên Ban chỉ đạo, Ban quản lý bám sát thực tiễn ở cơ sở. Làm tốt công tác tuyên truyền bằng cách lồng ghép vào các hội nghị của xã, của bản các chủ trương, chính sách về xây dựng nông thôn mới. Ví dụ, việc đào hố rác cán bộ phải xắn tay áo “cầm tay, chỉ việc” cho người dân xem chiều dài, rộng, sâu như thế nào? Thì bà con mới đồng tình, ủng hộ được.
Gia súc được người dân di dời ra khỏi gầm sàn
Nhờ có sự vào cuộc, quyết tâm như vậy của cấp ủy, chính quyền xã Chiềng Sơ, đã tạo được sức lan tỏa mạnh mẽ làm thay đổi tư duy, nhận thức của người dân về xây dựng NTM. Được thể hiện bằng những hành động cụ thể như đóng góp ngày công, hiến đất, ủng hộ vật liệu, tiền mặt…
“Từ khi NTM về tới bản đến nay, diện mạo của bản Luấn 2 đã khởi sắc lên rất nhiều. Không riêng gì ở bản này, mà các bản khác đều rộ lên phong trào làm đường giao thông. Khắp các bản làng ai nấy đều hồ hởi tham gia hiến đất, góp công sức tạo ra những con đường bê tông phẳng lỳ. Giúp nhân dân thuận lợi trong việc đi lại, trao đổi hàng hóa để nâng cao thu nhập và đời sống. Những con đường làng, ngõ xóm được các đoàn viên, thanh niên quyết dọn thường xuyên. Vỏ thuốc bảo vệ thực vật sau khi sử dụng xong được các hộ gia đình thu gom cẩn thận, bỏ đúng nơi quy định", ông Lường Văn Thơm, Trưởng bản Luấn 1 (xã Chiềng Sơ), chia sẻ.
Cơ sở hạ tầng, trụ sở UBND xã được đầu tư khang trang, hiện đại
Là xã nằm trong kế hoạch cán đích nông thôn mới trong quý 4 năm 2019, Chiềng Sơ luôn nhận được sựu quan tâm, giúp đỡ của Đảng bộ, chính quyền huyện Sông Mã. Sự quan tâm đó được thể hiện bằng cách huy động, phân bổ các nguồn vốn đầu tư tạo ra những công trình khang trang, hiện đại, sạch sẽ như trụ sở, nhà văn hóa, trường học, đường giao thông nông thôn…
“Nhà nước rất quan tâm đến người nông dân chúng tôi. Ngoài cấp xi măng cho chúng tôi làm đường, nhiều hộ nghèo còn được hỗ trợ cây nhãn, cây xoài, con bò; được tham gia các lớp tập huấn ngắn ngày về hướng dẫn chăm sóc cây ăn quả, vật nuôi để bà con xóa đói giảm nghèo, tiến tới làm giàu cho quê hương. Giờ thì tôi đã hiểu và tin tưởng NTM là của dân và chính người dân hưởng thụ”, chị Lò Thị Lả, bản Luấn 2 (xã Chiềng Sơn), bảo vậy.
Theo danviet.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã