Vụ xuân năm 2017, toàn huyện Nghi Xuân,Hà Tĩnh có 1.800/3.075 ha lúa xuân bị ảnh hưởng bởi bệnh đạo ông cổ bông.
Trưởng phòng NN&PTNT huyện Nghi Xuân Trần Văn Trình lo lắng: “Hiện tại, lãnh đạo huyện và các cơ quan chuyên môn như “ngồi trên lửa”, chính quyền các xã cũng vào cuộc quyết liệt trước nguy cơ xảy ra bệnh đạo ôn cổ bông trên lúa đang đến rất gần. Thế nhưng, người dân các địa phương vẫn “bình chân như vại”.
Vụ xuân năm 2017, Nghi Xuân có 1.800/3.075 ha lúa xuân bị ảnh hưởng bởi bệnh đạo ông cổ bông, thiệt hại lên đến hàng chục tỷ đồng. Nguyên nhân chủ yếu được các ngành chức năng xác định là giống (Thiên ưu 8) mẫn cảm với bệnh đạo ôn cổ bông, thời gian lúa trổ bông nhanh gặp thời tiết bất lợi đã khiến nấm vi khuẩn phát sinh và lây lan nhanh.
Bên cạnh đó, việc phòng chống dịch bệnh cũng chưa được chú trọng nên khi dịch bệnh xảy ra, công tác cứu chữa không còn hiệu quả. “Đây là căn bệnh gây nên cái chết bất ngờ. Bởi vậy, trước khi lúa trổ bông 7 ngày phải phun phòng dịch lần 1 và phun lần 2 sau khi trổ bông 5 ngày” – ông Trình khuyến cáo.
Ý thức được tầm quan trọng đặc biệt của công tác phun thuốc phòng bệnh, từ tháng 3, lãnh đạo Nghi Xuân đã yêu cầu các địa phương không được lơ là với bệnh đạo ôn cổ bông. Các xã như: Xuân Liên, Xuân Mỹ… cũng có chính sách hỗ trợ 50% kinh phí phun thuốc phòng trừ cho gần 450 ha. Công tác tuyên truyền phòng ngừa bệnh đạo ôn cổ bông cũng được phát đi hàng ngày trên hệ thống loa truyền thanh tất cả các xã.
Mặc dù đã được khuyến cáo nhưng trên thực tế, chỉ có số ít người dân thôn Hương Mỹ (Xuân Mỹ ) phun thuốc phòng trừ bệnh đạo ôn cổ bông.
Trong khi ngành chức năng, chính quyền các địa phương rất quyết liệt vào cuộc, thì người dân lại tỏ ra thờ ơ. Theo lịch thời vụ, đến thời điểm này, có gần 3.000 ha phải phun thuốc lần 1. Tuy nhiên, qua khảo sát thực tế, mới chỉ có một số hộ dân trên địa bàn xã Xuân Mỹ triển khai phun thuốc.
Thực tế cho thấy, không chỉ thờ ơ với việc phun thuốc, người dân nhiều xã còn thiếu mặn mà đăng ký mua thuốc phòng bệnh đạo ôn tại các cơ sở cung cấp thuốc có uy tín. Trung tâm Ứng dụng KHKT & Cây trông vật nuôi đến nay chỉ nhận được duy nhất đơn đặt hàng của xã Xuân Trường với lượng thuốc đủ phun cho 60 ha.
Ngoại trừ xã Xuân Hồng, Xuân Viên có các HTX Nông nghiệp đảm nhận vị trí đầu mối cung cấp thuốc phòng trừ cho hơn 700 ha trên địa bàn, các xã còn lại người dân đều mua thuốc trôi nổi trên thị trường. “Mua ở đâu là quyền của người dân. Có điều, chẳng may xảy ra chuyện gì cơ quan chức năng chẳng biết đường nào mà lần” - Giám đốc Trung tâm ứng dụng KHKT & Cây trồng vật nuôi Nghi Xuân Nguyễn Đức Khánh cho hay
Theo Hoài Nam/baohatinh.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã