Để giải quyết bài toán kết nối cung - cầu sản phẩm nông sản thực phẩm và giải pháp phát triển nông nghiệp bề vững của thành phố Hà Nội cần phải xây dựng và phát triển chuỗi cung ứng nông sản an toàn; tiến hành tổ chức lại sản xuất theo hướng liên kết các hộ nông dân thành HTX, tổ hợp tác; khuyến khích và phát huy hiệu quả liên kết doanh nghiệp với nông dân và bao tiêu sản phẩm thông qua HTX, tổ hợp tác.
Theo báo cáo của Sở Công Thương Hà Nội, trong thời gian qua, Hà Nội đã triển khai xây dựng các vùng sản xuất và tiêu thụ rau an toàn theo chuỗi theo Kế hoạch sản xuất và tiêu thụ rau an toàn, Chương trình phát triển sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao, Đề án phát triển chăn nuôi, Chương trình phát triển nuôi trồng thủy sản…
Khách đến tham quan điểm trưng bày nông sản sạch tại Hội nghị kết nối cung- cầu nông sản thực phẩm và giải pháp phát triển nông nghiệp bền vững của thành phố Hà Nội. Ảnh: Hồng Liên.
Đáng chú ý Hà Nội đã được hình thành và phát triển các vùng sản xuất chất lượng, tập trung: 157 cánh đồng mẫu lớn, vùng sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao, hình thành 76 xã chăn nuôi trọng điểm và khoảng 4.000 trại quy mô hớn ngoài khu dân cư, 26 vùng nuôi trồng thủy sản tập trung, với 105 mô hình ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao. Hà Nội cũng đã xây dựng được 65 chuỗi liên kết an toàn thực phẩm từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm, có chuỗi đươc xây dựng.
Nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất kinh doanh nông sản thực phẩm kết nối, tiêu thụ sản phẩm, thời gian qua, Hà Nội đã tổ chức nhiều hội nghị kết nối cung cầu, hội chợ, triển lãm. Hàng năm Sở Công Thương đều đưa một số doanh nghiệp phân phối xuống trực tiếp một số vùng sản xuất của các huyện để hướng dẫn cho các HTX, hộ nông dân... cách bảo quản, thu mua, sơ chế, đóng gói, dán tem, nhãn mác, đáp ứng yêu cầu của kênh phân phối hiện đại.
Tuy nhiên trong quá trình thực hiện tiêu thụ sản phẩm nông sản cho nông dân Thủ đô vẫn còn gặp nhiều khó khăn do sản xuất nông nghiệp còn nhỏ lẻ, manh mún. Đặc biệt là trong trồng trọt chưa giải quyết được vấn đề tích tụ ruộng đất, thu hút doanh nghiệp tham gia vào đầu tư và sản xuất nông nghiệp; chưa có nhiều vùng sản xuất đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn VietGAP, ISO, GlobalGAP, Hữu cơ...
Chất lượng sản phẩm của từng màu vụ chưa đồng đều, tỷ lệ sản phẩm truy xuất nguồn gốc còn thấp chỉ đạt 30%; Công tác dự báo thị trường tiêu thụ nông sản còn chưa theo kịp với tình hình sản xuất nông nghiệp trên địa bàn; Kế hoạch sản xuất chưa gắn với nhu cầu của thị trường dẫn đến một số sản phẩm hàng hóa sản xuất cung vượt cầu, dư cung lớn ảnh hưởng đến giá cả, khó khăn trong công tác tiêu thụ....
Tại Hội nghị đã diễn ra lễ trao biên bản ghi nhớ hợp tác về khai thác, tiêu thụ sản phẩm nông sản, khai thác vùng nguyên liệu giữa các DN phân phối với 22 quận, huyện, thị xã trên địa bàn TP. (Ảnh: Hồng Liên)
Tại hội nghị, đại diện các doanh nghiệp và HTX cũng đã nêu ra những khó khăn, hạn chế trong việc kết nối hàng hóa và đưa ra những kiến nghị với thành phố trong việc hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm nông sản.
Cụ thể, ông Nguyễn Văn Mạnh- Đại diện HTX Thượng Mỗ, Đan Phượng, Hà Nội về bưởi tôm vàng cho biết, hiện tại, đặc sản bưởi tôm vàng ở HTX còn mắc những khó khăn lớn đó là về vấn đề thời tiết không thuận lợi, rất cần các chuyên gia tư vấn; cũng như tình hình tiêu thụ bưởi còn nhỏ lẻ, chủ yếu cho người dân và HTX phân phối qua các đầu buôn nhỏ, chưa đưa sản phẩm vào các siêu thị hay các nhà cung cấp lớn; và kiến nghị các nhà khoa học cần tập trung bảo tồn nguồn gen quý hiếm này đồng thời có các chương trình chuyển giao KHKT cho người dân.
Có mặt tại hội nghị, ông Nguyễn Văn Sửu- PCT thường trực UBND TP. Hà Nội cũng khẳng định, hội nghị là cơ hội để các doanh nghiệp, HTX, hộ nông dân trên địa bàn Thành phố quảng bá giới thiệu sản phẩm, tìm kiếm các nhà phân phối, chế biến nhằm tiêu thụ sản phẩm một cách bền vững, lâu dài.
Cũng tại đây, ông Nguyễn Văn Sửu cho biết, trong thời gian tới, Hà Nội sẽ tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường chống hàng giả về các sản phẩm đầu vào vật tư của nông nghiệp; đẩy mạnh phát triển hạ tầng thương mại trên địa bàn Thành phố, tạo địa điểm cố định giúp người nông dân tiêu thụ sản phẩm một cách bền vững.
Thành phố sẽ ưu tiên bố trí vốn đầu tư từ ngân sách Thành phố cho dự án, chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Quan tâm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp lớn tham gia đầu tư dự án xây dựng hạ tầng khu sản xuất, dịch vụ nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn Thành phố; đồng thời, có cơ chế hỗ trợ các cơ sở, doanh nghiệp xây dựng chợ đầu mối nông sản phẩm an toàn, từng bước hình thành chợ đấu giá, phân phối hàng hóa nông sản tại Hà Nội.
Theo danviet.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã